Các ch−ơng trình khuyến nông

Một phần của tài liệu Đào tạo Khuyến Nông - Lâm (Trang 55 - 56)

9. LậP Kế HOạCH CáC CH−ơNG TRìNH KHUYếN NÔNG

9.1. Các ch−ơng trình khuyến nông

Mọi ch−ơng trình khuyến nông muốn thực hiện có hiệu qua tốt đều phải đ−ợc lập kế hoạch chu đáo. Không thể có một hoạt động khuyến nông riêng lẻ. Mọi cuộc trình diễn, tham quan, hội họp, chiếu phim v. v... đều là cấu thành của một ch−ơng trình khuyến nông toàn diện để cán bộ khuyến nông và nông dân h−ớng tới các mục tiêu phát triển. Một ch−ơng trình khuyến nông sẽ bao gồm bốn yếu tố sau:

1. Những mục tiêu mà khuyến nông mong muốn đạt đ−ợc trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

2. Những ph−ơng tiện dùng để đạt đ−ợc những mục tiêu nói trên. 3. Những nguồn lực cần thiết để hoàn thành ch−ơng trình khuyến nông.

4. Kế hoạch công việc tức là tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến nông để đạt đ−ợc các mục tiêu của ch−ơng trình.

Một ch−ơng trình khuyến nông với những mục tiêu rõ ràng là rất cần thiết cho nông dân, cán bộ khuyến nông, cấp trên của anh ta và những cơ quan phát triển nông thôn khác.

Đối với nông dân, ch−ơng trình cho thấy họ có thể nhận đ−ợc những gì từ tổ chức khuyến nông. Đối với cán bộ khuyến nông, ch−ơng trình sẽ là cơ sở cho anh ta lập kế hoạch hàng tuần, hàng tháng cho các hoạt động khuyến nông và dự trù tr−ớc những loại nguồn lực mà anh ta sẽ cần đến. Cấp trên của anh ta có thể căn cứ vào ch−ơng trình đề đánh giá hiệu quả công tác của nhân viên, hoặc đóng góp ý kiến để hoàn thiện hoặc cung cấp những loại nguồn lực cần thiết (con ng−ời, tiền vốn và vật t−) để thực hiện ch−ơng trình khuyến nông. Ngoài ra, ch−ơng trình cũng giúp các cơ quan phát triển nông thôn khác phối hợp các hoạt động của họ với khuyến nông.

Khi xây dựng các ch−ơng trình khuyến nông, cần phân biệt hai hình thức sau:

• Lập kế hoạch từ d−ới lên: Nông dân cũng với cán bộ khuyến nông xây dựng những kế hoạch phát triển nông nghiệp trên cơ sơ những nhu cầu và những tiềm năng ở địa ph−ơng, sau đó, yêu cầu cấp trên hỗ trợ thực hiện.

• Lập kế hoạch từ trên xuống: Trong tr−ờng hợp này, cán bộ khuyến nông chỉ cần thực hiện những kế hoạch khuyến nông do cấp trên đ−a xuống. Có thể anh ta sẽ phải hoàn thành một số chỉ tiêu cho tr−ớc. Thí dụ: Trồng bao nhiêu héc-ta ngô bằng giống mới.

Mọi ch−ơng trình khuyến nông chỉ có thể thành công nếu biết kết hợp cả hai hình thức lập kế hoạch nói trên. Các ch−ơng trình quốc gia tạo khuôn khổ cho cán bộ khuyến nông xây dựng những ch−ơng trình địa ph−ơng vì nó đề ra những −u tiên mà khuyến nông phải tuân theo. Bởi vậy, khi xây dựng các ch−ơng trình khuyến nông địa ph−ơng, cần phối hợp hài hòa giữa nhu cầu quốc gia với nhu cầu địa ph−ơng. Một mặt, ng−ời cán bộ khuyến nông phải quan tâm đến những mục tiêu quốc gia nh−ng mặt khác, cũng phải làm việc với nông dân để cho ch−ơng trình trở thành của dân, phản ánh đúng những nhu cầu của họ và những gì họ mong muốn xảy ra tại địa ph−ơng.

Sự tham gia cúa ng−ời dân trong khi lập kế hoạch là một phần rất quan trọng trong tiến trình giáo dục của khuyến nông. Bởi vì nó giúp phân tích một cách sát thực hơn tình hình tại chỗ đồng thời tạo ra động cơ và lòng tin của dân trong việc sử dụng những tiềm năng có sẵn để giải quyết các vấn đề ở địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Đào tạo Khuyến Nông - Lâm (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)