Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 36 - 42)

Mệnh 21 (1840)

Để tiếp tục tìm hiểu diễn biến của tình hình ruộng đất ở Chiêm Hóa trong khoảng 35 năm (nửa đầu thế kỉ XIX), chúng tôi sử dụng địa bạ của 7 đơn vị làng xã có niên đại Minh Mệnh 21 (1840).

Bảng 2.8: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) Địa danh Diện tích ruộng đất

Mẫu Sào Thước Tấc

Diện tích ruộng tƣ (m.s.th.t) - Tổng Vĩnh An 520 5 14 0 520.5.14.0 1.Xã Thượng Lâm 376 0 5 7 376.0.5.7 2. Xã Chung Khánh 144 5 8 3 144.5.8.3 - Tổng Cổ Linh 684 6 9 3 684.6.9.3 3. Xã Phúc Linh 128 8 8 7 128.8.8.7 4. Xã Khai Quán 190 0 10 2 190.0.10.2 5. Xã Cổ Linh 261 6 0 8 261.6.0.8 6. Xã Phương Chử 104 1 4 6 104.1.4.6 - Tổng Thổ Hoàng 152 9 13 4 152.9.13.4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 7. Xã Hùng Cốc 152 9 13 4 152.9.13.4

Tổng số 1358 2 6 7 1358.2.6.7

Theo số liệu của địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840), các loại ruộng đất ở Chiêm Hóa được phân bố như sau:

Bảng 2.9: SỰ PHÂN BỐ CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HÓA STT Loại ruộng Diện tích (m.s.th.t) Tỷ lệ (%)

1 - Thực trưng Tư điền 363.7.4.0 363.7.4.0 26,8 % 26,8 % 2 - Lưu hoang Tư điền 994.5.2.7 994.5.2.7 73,2 % 73,2 % Tổng cộng 1358.2.6.7 100 %

Theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), Chiêm Hóa chỉ có tư điền chiếm 100% tổng diện tích cả huyện, không có tư thổ, công thổ. Ruộng đất thực trưng chỉ chiếm 26,8% và toàn là loại ba, còn lại 73,2 % là lưu hoang. Từ số liệu thống kê trên, chúng ta thấy: Đến năm 1840, tức là sau khi các triều đại Nguyễn lên ngôi được 38 năm (1802 - 1840) thì diện tích ruộng đất bỏ hoang ở Chiêm Hóa không vẫn không được khôi phục, số ruộng đất lưu hoang đó đều là điền chứ không phải là thổ.

Bảng 2.10: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 7 XÃ THÔN CÓ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)

Địa danh

Quy mô sở hữu 50-100 mẫu 100-200 mẫu 200-300 mẫu 300-500 mẫu Tổng Vĩnh An (2) 1 1 Tổng Cổ Linh (4) 3 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Tổng Thổ Hoàng (1) 1 Tổng cộng có 7 xã 100% 5 1 1 0 % 71,4% 14,3% 14,3%

+ Tình trạng sở hữu ruộng tư: Theo địa bạ 1840, ruộng đất được ghi trong địa bạ đều là tư điền (100%), chúng ta có thể thấy được mức độ sở hữu của các chủ qua bảng dưới đây:

Bảng 2.11: QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN

Quy mô sở hữu Số chủ/ tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

< 5 mẫu 3 = 8,3 % 6.9.0.0 2 %

5  10 mẫu 21 = 58,3 % 188.0.8.0 54,8 % 10  20 mẫu 12 = 33,4 % 148.4.9.3 43,2 %

Tổng cộng 36 = 100 % 343.4.2.3 100 %

Phân tích bảng số liệu trên chúng ta thấy: Số người sở hữu dưới 5 mẫu chiếm 8,3 % số chủ và 2 % số ruộng.

54,8 % ruộng đất nằm trong tay tầng lớp khá giả sở hữu từ 5 đến 10 mẫu (chiếm 58,3 % số chủ).

Còn lại 12 chủ (chiếm 33,4 % tổng số chủ) sở hữu từ 10 đến 20 mẫu nắm trong tay 43,2 % tổng diện tích.

Nhìn vào tình trạng sở hữu tư điền của Chiêm Hóa (1840) thì mức sở hữu bình quân của một chủ là 10.1.0.3 (363.7.4.0 diện tích ruộng phân tán 36 thửa ruộng). Xem bảng dưới đây:

Bảng 2.12: BÌNH QUÂN SỞ HỮU VÀ BÌNH QUÂN THỬA THEO ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) Xã thôn Ruộng tƣ ghi trong địa bạ Diện tích có thể tính sở hữu Số thửa Bình quân sở hữu Số chủ Bình quân một chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 1.Thượng Lâm 376.0.5.7 115.0.5.7 11 10.4.5.9 11 10.4.5.9 2.Chung Khánh 144.5.8.3 98.5.8.3 8 12.3.2.3 8 12.3.2.3 3. Phúc Linh 128.8.8.7 40.1.5.0 4 10.0.3.7 4 10.0.3.7 4. Khai Quán 190.0.10.2 12.0.0.0 2 6.0.0.0 2 6.0.0.0 5. Cổ Linh 261.6.0.8 10.0.0.0 2 5.0.0.0 2 5.0.0.0 6. Phương Chử 104.1.4.6 28.0.0.0 3 9.3.3.3 3 9.3.3.3 7. Hùng Thôn 152.9.13.4 60.0.0.0 6 10.0.0.0 6 10.0.0.0 Tổng cộng 1358.2.6.7 363.7.4.0 36 10.1.0.3 36 10.1.0.3

Nhìn chung, bình quân sở hữu ruộng đất và bình quân về thửa giữa các xã thôn ở Chiêm Hóa theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) không có sự chênh lệch lớn.

+ Quy mô sở hữu của các dòng họ: Cũng như trong thống kê địa bạ Gia Long 4 (1804), ở địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) chúng tôi tính dòng họ theo quy ước căn cứ vào chữ đầu tiên của tên người chủ sở hữu. 36 chủ sở hữu tư điền của Chiêm Hóa thuộc 6 họ khác nhau và được phân bố như sau:

Bảng 2.13: SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÕNG HỌ STT Họ Số chủ Diện tích sở hữu 1 Ma 26 = 72,2 % 227.2.11.0 = 65,8 % 2 Hà 3 = 8,3 % 28.0.0.0 = 8,1 % 3 Hoàng 2 = 5,6 % 20.6.0.0 = 6 % 4 Phúc 3 = 8,3 % 48.4.0.0 = 14 % 5 Nguyễn 1 = 2,8 % 9.5.5.0 = 2,8 % 6 Đào 1 = 2,8 % 11.5.0.0 = 3,3 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

36 = 100 % 345.3.1.0 = 100 %

Trên cơ sở thống kê mức độ sở hữu ruộng đất của 6 dòng họ/ 36 chủ, ta thấy trung bình mỗi họ có (36 : 6) = 6 chủ sở hữu và phân bố chủ sở hữu trong các dòng họ là không đồng đều, như họ Ma chiếm 26/ 36 số chủ (chiếm 72,2 %); nhưng có những dòng họ như họ Nguyễn, Ma duy nhất có 1 chủ sở hữu.

Từ sự phân bố không đồng đều về số chủ trong mỗi họ cho nên mức độ sở hữu giữa các họ cũng có sự chênh lệch nhau. Họ Ma sở hữu tới 227.2.11.0 ruộng đất (chiếm 65,8 % diện tích sở hữu), trong khi đó chủ sở hữu họ Nguyễn chỉ có 9.5.5.0 ruộng đất (chiếm 2,8 % diện tích sở hữu), chủ sở hữu họ Đào có 11.5.0.0 ruộng đất (chiếm 3,3 % diện tích sở hữu).

+ Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch:

Căn cứ vào tài liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) cho biết, 7 xã thôn có 14 chức dịch, trong số đó có: 7 xã trưởng (lý trưởng), 7 sắc mục.

Bảng 2.14: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA CHỨC DỊCH

Chức vị Không RĐ < 1 mẫu 1 5 mẫu 510 mẫu 10 --> 20 mẫu Xã trưởng (7) % 1 (14,3 %) 4 (57,1 %) 2 (28,6 %) Sắc mục (7) % 1 ( 14,3 %) 3 (42,85 %) 3 (42,85 %) 14 = 100 % 1 (7,14 %) 1 (7,14 %) 7 (50%) 5 (35,72 %)

Các số liệu trên cho thấy, số chức dịch trong huyện đa số thuộc lớp người khá giả có sở hữu trên 5 mẫu (85,7 % xã trưởng; 85,7 % sắc mục) chiếm 85,72 % . Số chức dịch có sở hữu từ 5 mẫu trở xuống chiếm 14,28 %. Không có chức dịch không có ruộng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Hầu hết các xã những người có sở hữu ruộng đất lớn nhất, nhì trong xã đều thuộc về các chức sắc địa phương như: Phúc Văn Trinh, Phúc Văn Đài ở xã Chung Khánh; Đào Đình Độ ở xã Khai Quán; Hoàng Văn Hữu, Nguyễn Đình Lợi ở xã Phúc Linh…

Do hạn chế về mặt tài liệu địa bạ nên chúng tôi không thể tiến hành so sánh cụ thể tình hình ruộng đất của Chiêm Hóa giữa 2 thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840), tuy vậy qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất giữa 2 thời điểm trên chúng tôi rút ra được một số điểm sau:

+ Trong cả 2 thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840), thì ruộng đất ở Chiêm Hóa hoàn toàn là tư điền, không có tư thổ, công thổ. Hiện tượng phát triển mạnh mẽ của sở hữu ruộng đất tư nhân không chỉ diễn ra ở Chiêm Hóa mà ở rất nhiều nơi trong cả nước. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Nghinh về xã Mạc Xá và xã Thượng Đức giữa 2 thời điểm (1789 - 1805) thì sở hữu ruộng đất ở 2 thời điểm này là sự phát triển mạnh của tư hữu, các thửa ruộng manh mún đã giảm đi, các thửa ruộng với diện tích lớn tăng lên… Hay theo nghiên cứu về sở hữu ruộng đất của các làng buôn: Đan Loan, Đa Ngưu, Báo Đáp và Phù Lưu đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cũng có kết qủa tương tự. Tình hình tư hữu ruộng đất phát triển mạnh không chỉ ở các huyện miền núi mà ở đồng bằng cũng vậy, thậm chí có làng hoàn toàn không có ruộng công. [12, tr64, 65]

+ Số lượng ruộng đất lưu hoang rất lớn và không được khắc phục: theo địa bạ Gia Long 4 là 75,6%, theo địa bạ Minh Mệnh 21 là 73,2 %. Ruộng đất thực trưng chiếm số lượng ít, thêm vào đó toàn là ruộng loại 3 khó canh tác, không có ruộng loại nhất và nhì.

Năm 1840, Minh Mệnh cho sửa lại phép quân điền, chính sách này của ông đã có tác dụng nhất định đối với một số địa phương trong cả nước, như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) số diện tích ruộng đất bỏ hoang đã được khôi phục, nếu như ở thời điểm Gia Long 4 (1805) số ruộng đất bỏ hoang là 5,64% thì đến thời Minh Mệnh 21 (1840) không còn ruộng đất bỏ hoang nữa. [23,tr85]. Tuy nhiên, ở Chiêm Hóa thì số ruộng đất lưu hoang vẫn không được khắc phục.

+ Về sở hữu ruộng đất của các dòng họ: trong địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) có thêm 1 số họ mới so với thời Gia Long 4 như họ: Phúc, Đào, Hoàng. Tuy nhiên, ở cả 2 địa bạ họ Ma vẫn chiếm nhiều nhất trong số chủ và cũng nắm trong tay nhiều ruộng đất nhất.

+ Các chức dịch trong huyện đa số thuộc lớp người khá giả, hầu hết các xã những người có sở hữu ruộng đất lớn nhất, nhì trong xã đều thuộc về các chức sắc địa phương.

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)