Chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 53 - 55)

Tuyên Quang là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, từ xa xưa các vương triều phong kiến coi Tuyên Quang là vùng “phên dậu thứ ba” của đất nước, là “trấn biên” che chở cho kinh trấn. Chiêm Hoá là 1 huyện vùng cao của Tuyên Quang, đây là vùng đất lam sơn thuỷ tú, có vị trí quốc phòng quan trọng để lại nhiều dấu ấn không phai mờ trong sử sách.

Dưới thời phong kiến độc lập, chính sách của triều đình đối với vùng rừng núi, biên viễn chủ yếu là dựa vào các thổ tù địa phương (họ được xem là “nanh vuốt” của triều đình) bằng cách phong chức tước, gả công chúa - chính sách “nhu viễn” : “Thời bấy giờ không đặt tiết trấn, các việc quân sự và dân sự ở các châu đều cho châu mục cai quản. Các miền thượng du lại giao cho bọn tù trưởng địa phương cai quản. Nhà vua sợ khó khống chế được họ nên mới kết mối giao hảo bằng cuộc hôn nhân để ràng buộc họ… từ đó, việc gả công chúa cho các châu mục trở thành lệ thường của nhà Lý” [30, tr33].

Ví dụ như dòng họ Giáp ở Lạng Châu (Lạng Sơn) nhiều đời làm phò mã của triều đình. Năm 1082, công chúa Khâm Thánh được gả cho châu mục Vị Long là Hà Dị Khánh…

Tấm bia đá mang dòng chữ: “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” ở xã yên Nguyên (Chiêm Hoá) ghi tạc công lao của họ Hà cùng nhà Lý chống quân xâm lược Tống. Người soạn bia là Lý Thừa Ân tức Triều Thỉnh đại phu, Đông thượng cáp môn hậu, Thượng thư viên ngoại lang. Văn bia được soạn theo lệnh của Hà Hưng Tông- nhân vật được nhắc đến trong bia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Trước nguy cơ xâm lược của giặc Tống, Lý Thường Kiệt, tổng chỉ huy quân đội đã đề xuất chiến lược: “Tiên phát chế nhân” (Ngồi yên đợi giặc không bằng chủ động đem quân đi đánh để chặn bước tiến của giặc).

Tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt thống lĩnh 10 vạn quân, chia làm 2 đạo quân thuỷ, bộ tập kích thẳng vào đất Tống. Thân phụ Hà Hưng Tông cùng binh mã Châu Vị Long đóng vai trò quan trọng thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược này. Văn bia ghi công trạng của vị thủ lĩnh họ Hà: “Thân phụ Thái Phó (chỉ cha của Hà hưng Tông) chỉnh đốn vương sư đánh sang ải Bắc, vây thành Ung cho bõ giận. Bắt tướng võ, dâng tù binh, do đó được nhà vua ban chức “Hữu đại liên ban đoàn huyện xứ”. Đoạn kết văn bia ghi:

“ Người giỏi ra đời Đạo thì thống nhất Công đức tạc bia Như non khôn mắt”.

(Theo bản dịch của Đỗ Văn Hỷ).

Đầu năm 1083 con trai là Hà Dị Khánh mới 13 tuổi đã được kén làm phò mã kết duyên cùng công chúa Khâm Thánh, con gái của vua Lý Thánh Tông.

“Như vậy, người có công dựng bia và được ca tụng trong văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc là nhân vật đã có tên trong sử sách. Thông qua mối quan hệ các mối quan hệ của dòng họ này với triều đình nhà Lý có thể thấy được những sự kiện quan trọng trong chính sách đối nội của triều Lý đối với vùng biên giới. Các ông vua nhà Lý đã gả công chúa cho châu mục người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, phong chức tước, kết làm anh em... để thu phục họ. Ràng buộc bằng danh lợi và hôn nhân là biện pháp chính trị kết hợp với bạo lực đã giúp triều đình nhà Lý củng cố chính quyền phong kiến tự chủ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 các vùng biên ải xa xôi. Việc các tù trưởng dân tộc ít người nhận các chức tước của triều đình chứng tỏ rằng chính quyền phong kiến hãy còn lỏng lẻo từ thời Ngô, Đinh , Tiền Lê đến thời Lý đã được củng cố vững chắc. Nhờ vậy, trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của toàn dân tộc, các châu mục miền núi như châu mục Vị Long đã tham gia va góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước” [3, tr4].

Bên cạnh chính sách “nhu viễn”, các triều đình phong kiến Việt Nam phái quan lại lại trực tiếp lên cai trị các địa phương miền núi. Nhiều viên trấn thủ mang cả gia đình, họ hành thân thuộc lên chiêu dân, lập ấp, cha truyền con nối cai trị từng vùng. Đây gọi là chế độ “lưu quan”, hay chính sách “cải thổ quy lưu”.

Do tác động của nhiều nhân tố: Sự phát triển tự thân về kinh tế xã hội của địa phương, chính sách chuyên chế Trung ương tập quyền ngày càng gia tăng… quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng miền, dân tộc được đẩy mạnh, có thể đây là một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của chế độ thổ ty - Quằng. Đến đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã cho lập sổ địa bạ, xác nhận quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân cũng như các tầng lớp thống trị… Và cùng với việc thực hiện chính sách “cải thổ quy lưu”, thì về mặt pháp lý đã chấm dứt sợ tồn tại của chế độ thổ tù ở miền núi trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số địa phương như: Bảo Lạc (Cao Bằng), Đồng Văn (Hà Giang) và vùng Chiêm Hoá (Tuyên Quang) thế lực của các thổ tù vẫn còn được duy trì cho đến đầu thế kỉ XX, thậm chí chế độ này còn kéo dài đến tận những năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Một phần của tài liệu Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix (Trang 53 - 55)