+ Về kiến thức
- Giải thích được các khái niệm về dịch hại, thành phần dịch hại, dịch hại chính - Mô tả được phương pháp điều tra thành phần dịch hại và các đối tượng dịch hại chính trên cây lúa.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản về phương thức gây hại, triệu chứng, tác hại, đặc tính sinh sống, quy luật phát sinh phát triển của các đối tượng sâu, bệnh hại, cỏ dại và một số dịch hại lúa phổ biến khác.
+ Về kỹ năng
- Thực hiện được việc chọn ruộng, điểm điều tra theo đúng quy định về điều tra và tiến hành các thao tác điều tra thành phần dịch hại lúa và diễn biến các đối tượng dịch hại chính.
- Lập được bảng biểu đúng quy chuẩn phản ánh thành phần dịch hại. - Xác định và tính toán được một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình diễn biến dịch hại.
- Phân biệt được triệu chứng sâu hại chính, bệnh hại chính trên lúa. Thông qua triệu chứng xác định được đối tượng gây hại.
- Nhận biết được các pha phát dục, tuổi sâu trên đồng ruộng. Nhận biết
được một số dạng điển hình về các giai đoạn phát triển của sinh vật gây bệnh (sợi nấm, bào tử vv...) trong điều kiện đồng ruộng và phòng thí nghiệm.
- Nhận biết được các loại cỏ dại chính trên ruộng lúa.
- Vận dụng vào điều kiện cụ thể lựa chọn các biện pháp phòng trừ thích hợp đối với các đối tượng dịch hại chính và thực hiện được các biện pháp đó.
+ Về thái độ
Hình thành và củng cố ý thức bảo vệ môi trường môi sinh trong việc tiến hành các biện pháp nhằm quản lý sâu bệnh.