3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1 Nhiệt độ
3.10 Năng suất sinh học sơ cấp
Có nhiều cách xác định xác định năng suất sinh học sơ cấp của thủy vực như: phương 14
pháp bình tối- bình sáng, phương pháp đồng vị phóng xạ C , phương phác xác định hàm lượng các sắc tố quang hợp trong nước, phương pháp xác định sinh khối thực vât nổi, phương pháp xác định theo hàm lượng oxy trong nước.
Phương pháp bình tối - bình sáng được sử dụng phổ biến hơn cả. Hàm lượng oxy tự
do trong nước được xác định theo phương pháp Winkler
3.10.1 Nguyên tắc
Phương pháp bình tối - sáng dựa trên nguyên tắc trong cơ thể thực vật luôn luôn xảy ra hai quá trình ngược nhau, quá trình tạo thành và quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ. Quá trình tạo thành các hợp chất hữu cơ bằng con đường quang hợp sẽ bị
dừng lại khi không có ánh sáng, do đó sự hấp thu CO 2 từ môi trường và lượng O2
được thải ra cũng bị dừng lại. Quá trình hô hấp hấp thụ O 2 và thải ra CO 2 tiến hành với tốc độ ngang nhau trong tối và ngoài sáng. Do đó dựa trên hàm lượng O 2 hòa tan trong bình tối và bình sáng ta có thể tính được cường độ quang hợp của thực vật phù du trong nước. Trong thực tếđôi khi cường độ quang hợp của thực vật được coi là năng suất sinh học sơ cấp. Theo Winberg (1960), sức sản xuất của thủy vực theo năng suất sinh học sơ cấp (P) được trình bày ở bảng sau:
- - - -
Thủy vực nghèo dinh dưỡng: P1 từ 1-2 mg/L O 2/ ngày, đêm Thủy vực dinh dưỡng trung bình: P1 từ 2-5 mg/L O 2/ ngày, đêm Thủy vực giàu dinh dưỡng: P1 từ 5-15 mg/L O 2/ ngày, đêm Thủy vực rất giàu dinh dưỡng: P1 từ 15-20 mg/L O 2/ ngày, đêm
3.10.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
- Hệ thống bình sáng- bình tối: Các bình tối được chuẩn bị như sau: dùng hắc ín bôi đen toàn bộ thành bình và đáy bình.
- Đĩa secchi: xem phần xác định độ trong của nước.
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
- Toàn bộ hóa chất xác định hòa tan theo phương pháp Winkler (xem mục 3.7.1).
3.10.3 Tiến hành
Dùng đĩa secchi đo độ trong của nước, nhân độ trong với 2 để xác định tầng sáng. Nếu thủy vực tầng sáng nhỏ thì chỉ cần thu mẫu và đặt bình ở vị trí giữa ao và cách mặt nước khoảng 20-30cm. Nếu thủy vực có tầng sáng lớn (sâu), khi thu mẫu nước cần đặt bình ở góc ao, giữa ao, tầng mặt và tầng đáy.
Ở mỗi vị trí dùng 6 bình BOD 125mL (4 bình sáng và 2 bình tối), thu đầy mẫu nước
ở vị trí theo năng suất sinh học sơ cấp. Lấy 2 bình sáng phân tích O 2 ban đầu đầu (DOĐ), 4 bình còn lại dùng giá đặt đúng vị trí cần thu mẫu nuớc ở trên, để yên trong 24 giờ lấy lên phân tích hàm lượng O 2 hòa tan trong mỗi bình (DOCS
3.10.4 Tính kết quả
P (mg O 2/L/ngày) = DOCS - DOCT R (mg O 2/L/ngày) = DOĐ - DOCT P' (mg O 2/L/ngày) = DOCS - DOĐ
và DO CT).
P : Năng suất sinh học (tổng lượng oxy được tạo ta từ quá trình quang hợp) R: Hô hấp của thủy sinh vật (tổng lượng oxy tiêu hao do quá trình hô hấp) P': Năng suất sinh học thực (sự chênh lệch giữa oxy sinh ra từ quang hợp và oxy tiêu hao do hô hấp. P' là số dương (+) khi đó thực vật có gia tăng sinh khối, P' là số âm (-) khi đó thực vật giảm sinh khối.
DO CS: Hàm lượng oxy cuối (C) ở bình sáng (S), được đo sau 24 giờ
DO CT: Hàm lượng oxy cuối (C) ở bình tối (T), được đo sau 24 giờ
DOĐ: Hàm lượng oxy đầu (Đ), được đo lúc bắt đầu