- Nguyên tắc lập
1.2.1.Thẩm định cơ sở pháp lý và chủ đầutư Cơ sở pháp lý:
- Cơ sở pháp lý:
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, sau khi thảo luận, Tổ thẩm định chung thống nhất báo cáo như sau:
Tóm lược về dự án:
Giới thiệu về dự án đầu tư:
♦ Tên dự án : Công trình Thủy điện Cửa Đạt
♦ Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt.
♦ Địa điểm thực hiện dự án: xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
♦ Quy mô dự án và các thiết bị chính: + Công suất lắp máy : 97 MW
+ Cấp công trình : Cấp II theo TCVN 285 - 2002. + Diện tích lưu vực : 5.708km2
+ Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường: 1.364 triệu m3 + Mực nước dâng bình thường : 119m
+ Điện lượng bình quân : 410 triệu kwh.
- Các hạng mục công trình chủ yếu và giải pháp kết cấu chính: + Công trình đầu mối gồm:
+ Tuyễn năng lượng bờ phải gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, kênh xả.
+ Trạm biến áp
♦ Tổng mức đầu tư : 1.599,8 tỷ đồng
- Vốn tự có : 15% tương đương 240 tỷ đồng - Vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển Hòa Bình 430 tỷ đồng.
- Vay vốn nước ngoài : 313,5 tỷ đồng
- Vay Ngân hàng thương mại : 38,5% tương đương 616,3 tỷ đồng.
♦ Tiến độ triển khai thực hiện: Dự kiến sẽ bắt đầu thi công vào QI/2005 và dự kiến đưa công trình vào vận hành đầu năm 2009 và chính thức phát điện từ 01/04/2009.
- Chủ đầu tư:
+ Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Nhóm thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án đẩu tư đã có kết luận: hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định hiện hành.
- Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt
- Tiếng Anh : Cửa Đạt Hydro Power joint Stock Company - Trụ sở giao dịch : xã Xuân Mỹ, Thường Xuân, Thanh Hóa.
- Văn phòng tại Hà Nội: Tần 2, Văn phòng 5, khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính.
- Điện Thoại : 04.2510836 - Fax : 04.2510837. - Ngành nghề SXKD:
Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn, xây lắp các công trình điện; Nhận thầu và xây lắp các công trình dân dụng, xây
dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khác; xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thiết bị, kinh doanh thiết bị xây dựng.
- Vốn điều lệ : 240.000.000.000 đồng * Số cổ phần : 2.400.000
* Cổ phần phổ thông : 2.400.000 * Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Thành phần cổ đông và tỷ lệ góp vốn theo quy định trong điều lệ, cụ thể như sau:
Thành viên sáng lập Số vốn tham gia (triệu VNĐ) Tỷ lệ góp vốn
TCT VINACONEX 122.400 15%
TCT Sông Đà 40.800 17%
TCT cơ điện - XDNN-Thủy lợi 38.400 16%
TCT Xây dựng 4 38.400 16%
Tổng cộng 240.000 100%
- Văn bản thỏa thuận thành lập Công ty Cổ phần Cửa Đạt ngày 23/04/2004. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000165 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 18 tháng 5 năm 2004.
- Điều lệ Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt được các thành viên HĐQT thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 23/04/2004.
- Biên bản họp các cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt ngày 23/04/2004 bầu Ông Nguyễn Thành Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty.
- Quyết định số 01 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 22/5/2004 của Chủ tịch HĐQT V/v bổ nhiệm ông Vương Hoàng Minh giữ chức vụ Giám đốc Công ty.
- Quyết định số 08 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 21/06/2004 của Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cửa Đạt V/v bổ nhiệm ông Lưu Đức Vĩnh giữ chức vụ Kế toán trưởng Công ty.
Như vậy: Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần, các thành viên góp vốn đều là các Tổng Công ty lớn tại Việt Nam, có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam, Công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Tình hình góp vốn và mục đích sử dụng vốn góp:
Qua đánh giá sơ bộ về năng lực của các cổ đông cho thấy: các cổ đông đều là các tổng công ty có uy tín, có khả năng tài chính tốt…
+ Tổng Công ty XNK XD Việt Nam (VINACONEX):
Là tổng Công ty được thành lập ngày 20/11/1995 theo quyết định số 992/BXD- TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký. Hiện nay, TCT có 20 đơn vị thành viên và 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 110729 ngày 25/5/1996, thay đổi lần thứ 19 ngày 25/11/2003.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: tổng thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, đường xây và trạm biến thế đến 500 KV...
+ Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà:
Là Tổng Công ty được thành lập ngày 15/11/1995 theo quyết định số 996/BXD-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký. Hiện nay, TCT có 22 đơn vị thành viên.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109576 ngày 20/3/1996, thay đổi lần thứ 6 ngày 03/12/2002.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, thủy lợi, các công trình đường xây và trạm biến thế, quản lý vận hành khai thác hệ thống truyền tải điện...
+ Tổng Công ty XD4:
Là Tổng Công ty được thành lập ngày 04/01/1995 theo quyết định số 01/TTg do Thủ tướng Chính phủ ký. Hiện nay, TCT có 9 đơn vị thành viên.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102209 ngày 25/02/1995, thay đổi lần thứ 6 ngày 11/9/2003.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, tư vấn về xây dựng và khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp, giám định chất lượng chất lượng và vật liệu xây dựng và chất lượng xây dựng công trình thủy điện...
+ Tổng Công ty Cơ điện và XD thủy lợi:
Là Tổng Công ty được thành lập ngày 11/6/2003 theo quyết định số 67/2003/QĐ/BNN - TCCB do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký về việc sáp nhập TCT XD thủy lợi 1 và TCt Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi thành TCT Cơ điện - XD Nông nghiệp và thủy lợi. Hiện nay, TCt có 29 đơn vị thành viên.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000001 ngày 28/7/2003, thay đổi lần thứ 1 ngày 14/10/2003.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: chế tạo xây dựng lắp đặt điện phục vụ các công trình nông nghiệp, sản xuất kinh doanh điện, quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm tra dự án, tổng dự toán công trình xây dựng do TCT đầu tư...
Một số số liệu tổng quát về tình hình tài chính của 4 TCT được thể hiện trên bảng sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu VINACONEX TCT XD Sông Đà TCT XD 4 TCT CĐ Thủy lợi 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 Vốn CSH 284,77 0 759,57 8 325,87 0 785,87 1 57,393 61,864 133,590 137,35 7 Tổng doanh thu 2,380,9 99 3,745, 531 2,647,6 50 4,535, 774 358,29 5 393,32 3 627,567 586,92 2 28,926 422,35 8 28,586 125,61 1 736 1,870 5,534 3,536 + Tình hình góp vốn: (Đơn vị tính: tỷ đồng) T T Năm góp vốn Tổng số vốn điều lệ phải góp Số tiền góp vốn điều lệ Tổng Công ty Vinaconex (51%) Tổng Công ty Sông Đà (17%) Tổng Công ty Agrimeco (16%) Tổng Công ty Xây dựng 4 (16%) 1 2004 14 7,14 2,38 2,24 2,24 2 2005 35 17,85 5,95 5,60 5,60 3 2006 50 25,5 8,5 8,00 8,00 4 2007 65 33,15 11,05 10,40 10,40 5 2008 76 38,76 12,92 12,16 12,16 Tổng cộng 240 122,40 40,80 38,40 38,40
- Tiến độ góp vốn thực tế tính đến 31/12/2004 (Bảng kê chi tiết kèm theo): (Đơn vị: triệu đồng) Cổ đông Tổng Công ty Vinaconex Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty Agrimeco Tổng Công ty Xây dựng 4 Tổng cộng Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Cộng 7.140 1.431 2.380 1020 2.240 2240 2.240 700 14.00 0 5.391 + Mục đích vay vốn:
Qua hồ sơ vay vốn và qua thẩm định cho thấy việc vay vốn để đầu tư dự án thủy điện Cửa Đạt, là dự án thành phần của của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tại tỉnh Thanh Hóa. Công trình thủy điện Cửa Đạt có công suất 97 MW nằm trên sông Chu thuộc hệ thống quy hoạch bậc thang Thủy điện sông Mã. Công trình nằm trên địa phận xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 75km về phía Tây. Riêng tuyến đường dây truyền tải điện 110 KV đi qua địa phận các huyện: Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa. Ngoài chức năng phát điện, công trình còn phục vụ mục tiêu chống lũ, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, đẩy mặn.
1.2.2.Thẩm định dự án đầu tư: 1.2.2.1. Hồ sơ pháp lý của dự án 1.2.2.1. Hồ sơ pháp lý của dự án
Các căn cứ để xem xét tính đầy đủ theo luật định của hồ sơ pháp lý:
- Công văn số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998 của Thủ tướng V/v phê duyệt báo cáo NCTKT dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 464 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 24/06/1999 của Cục địa chất & Khoáng sản Việt Nam về thông tin khoáng sản vùng Hồ Cửa Đạt.
- Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 18/7/2000 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về tình hình triển khai thực hiện báo cáo NCKT các công trình thủy lợi Tả Trạch, Định Bình, Phước Hòa, Cửa Đạt.
- Tờ trình xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa số 1340/TTr - UB ngày 31/05/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Hồ sơ báo cáo NCKT do Công ty tư vấn XDTL I lập và hoàn chỉnh theo ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp &PTNT và báo cáo thẩm định của Công ty tư vấn xây dựng Hồng Hà.
- Tờ trình số 1752 BNN/XDCB ngày 15/06/2001 của Bộ No&PTVT V/v xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thị dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 3313 BNN/XDCB ngày 08/11/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v giải trình về một số vấn đề báo cáo nghiên cứu khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 3746/CV-EVN-KD&ĐNT ngày 21/08/2003 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam V/v thông báo cơ chế chào giá cạnh tranh bán điện lên lưới điện quốc gia.
- Công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v góp ý dự thảo quyết định phê duyệt dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Phụ lực diễn giải về tổng mức đầu tư dự án công trình thủy lợi đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa (kèm theo công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
- Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 07/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v đầu tư dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004 V/v đầu tư phát triển dự án thủy điện Cửa Đạt thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Công văn số 112/ CV/CĐ-TCKT ngày 16/10/2004 V/v đề nghị bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt của Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt gửi Bộ Tài chính.
- Công văn số 652/PCVB-KTTH ngày 29/10/2004 của văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án Thủy điện Cửa Đạt.
- Công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính thống nhất cho phép dự án thủy điện Cửa Đạt được vay vốn tín dụng nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án, những không thực hiện trực tiếp bảo lãnh cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần mà chỉ bảo lãnh cho một hoặc các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp Nhà nước (theo quy chế bảo lãnh được ban hành kèm theo quyết định số 233/QĐ-TTg ngày 20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
- Văn bản số 6275/VPCP - KTTH ngày 17/11/2004 của Văn phòng Chính phủ V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt.
Nhận xét: hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
1.2.2.2.Quá trình hình thành dự án:
Từ năm 1960 - 1990, Viện thiết kế thủy điện (này là Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I) đã nghiên cứu quy hoạch khai thác sông Chu trong đó đề nghị xây dựng hồ chứa tại khu vực ngã ba Cửa Đạt để điều tiết chống lũ cho hạ du kết hợp phát điện, bổ sung nước cho hệ thống Bái Thượng.
Năm 1990 - 1999, Công ty khảo sát thiết kế điện I (nay là Công ty tư vấn xây dựng điện I) đã nghiên cứu quy hoạch bậc thang thủy điện sông Mã, sông Chu và kiến nghị chọn công trình xây dựng đợt đầu là thủy điện Cửa Đạt có công suất lắp máy 120Mw.
Năm 1998 Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I đã tiến hành khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại văn bản số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998.
Trên cơ sở hợp đồng khảo sát số 87 ngày 24/05/1999 và hợp đồng thiết kế số 338 ngày 09/12/1999 về đề cương phối hợp khảo sát thiết kế số 464C-06-ĐCTN với Công ty tư vấn xây dựng thủy điện I, Công ty tư vấn xây dựng điện I đã khảo sát, thiết kế về lập báo cáo khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa phần công trình và công nghệ tuyến năng lượng và hoàn thành cơ bản trong quý II-2000.
Ngày 07/04/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt báo cáo NCKT và đầu tư thực hiện dự án hồ chứa nước Cửa Đạt và quyết định chọn tuyến năng lượng là tuyến Cửa Đạt III nằm ở thượng lưu ngã ba sông Đạt sông Chu khoảng 1.000m.
1.2.2.3.Sự cần thiết và quy mô dự án:
Qua nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt cho thấy: nhu cầu sử dụng là rất lớn và chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.Bởi vậy thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội. Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam là 8.749 MW với công suất khả dụng có thể huy động tới 8.454MW, trong đó chủ yếu là thủy điện (chiếm 48,8% tổng công suất lắp đặt), nhiệt điện chiếm 20,5%, tuốc bin khí chiếm 26,6% và diesel chiếm 4,1% (quy hoạch điện V hiệu chỉnh).
Theo dự báo, nhu cầu phụ tải đến năm 2005 và 2010 lần lượt là 48,5-53 tỷ kwh