Đối với khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA (Trang 54 - 58)

1. Các khoản chi phí có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không?

Có 2. Các khoản chi phí có đầy đủ giấy tờ hợp lệ không? Có 3. Công ty B có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không? Có 4. Chi phí có được hạch toán đúng kỳ kế toán không? Có

 Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính

Mức rủi ro phát hiện được xác định căn cứ vào việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó

Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B

Khoản mục Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện

1. Tiền Trung bình Thấp Trung bình

2. Phải thu Trung bình Trung bình Trung bình

3. Hàng tồn kho Trung bình Cao Thấp

4. Tài sản lưu động khác

Thấp Thấp Cao

5. Tài sản cố định Trung bình Thấp Cao

6. Nợ ngắn hạn Thấp Thấp Cao

7. Nợ dài hạn Thấp Thấp Cao

8. Nguồn vốn chủ sở hữu

Thấp Thấp Cao

9. Doanh thu Cao Thấp Trung bình

10. Chi phí Cao Thấp Trung bình

2.3.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B

c) Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính

Căn cứ vào việc đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ báo cáo tài chính. Mức rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A là mức trung bình, do đó, mức trọng yếu cho báo cáo tài chính của công ty A là:

0,5% * tổng tài sản của công ty A = 0,5% * 4.187.186.662 = 20.935.933 VND

d) Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính

Khoản mục Số dư từng khoản mục Rủi ro phát hiện Hệ số từng khoản mục Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số 1. Tiền 230.050.960 Trung bình 2 460.101.920 2. Phải thu 2.329.976.805 Trung bình 2 4.659.953.610 3. Hàng tồn kho 970.058.897 Thấp 1 970.058.897 4. Tài sản lưu động khác 270.050.000 Cao 3 810.150.000 5. Tài sản cố định 387.050.000 Cao 3 1.161.150.000 6. Nợ ngắn hạn 1.156.286.575 Cao 3 3.468.859.725 7. Nợ dài hạn 650.000.000 Cao 3 1.950.000.000 8. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.380.900.087 Cao 3 7.142.700.261 9. Doanh thu 4.470.048.950 Trung bình 2 8.940.097.900 10. Chi phí 3.303.953.714 Trung bình 2 6.607.907.428

Tổng

Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A Tổng số dư các khoản mục đã nhân hệ số

20.935.933

= = 0.000578805 36.170.979.741

Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

Khoản mục Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục 1. Tiền 460.101.920 266.309 2. Phải thu 4.659.953.610 2.697.204 3. Hàng tồn kho 970.058.897 561.475 4. Tài sản lưu động khác 810.150.000 468.919 5. Tài sản cố định 1.161.150.000 672.079 6. Nợ ngắn hạn 3.468.859.725 2.007.793 7. Nợ dài hạn 1.950.000.000 1.128.670 8. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.142.700.261 4.134.231 9. Doanh thu 8.940.097.900 5.174.573

10. Chi phí 6.607.907.428 3.824.690 Tổng 36.170.979.741 20.935.933 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A.

2.4. SO SÁNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN A VÀ CÔNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN A VÀ CÔNG TY TNHH B

2.4.1. Điêm giống nhau trong quy trình đánh giá rủi ro trọng yếu 2 công ty A và B A và B

Để đảm bảo có thể cung cấp một cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng, công ty DCPA luôn tuân theo quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro hết sức chặt chẽ, gồm đầy đủ các bước theo đúng quy định của công ty, bao gồm:

- Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán; - Đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính;

- Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính;

- Đánh giá rủi ro cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính;

- Xác định mức trọng yếu cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính;

- Cân nhắc về việc đánh giá lại rủi ro, trọng yếu nếu phát hiện thấy những vấn đề bất thường trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Quá trình đánh giá rủi ro đối với báo cáo tài chính của hai công ty A và B đều được kiểm toán viên tiến hành suôn sẻ, kiểm toán viên đều đánh giá cao hệ thống kiểm soát nội bộ của hai công ty, cả hai công ty đều đáp ứng được hầu như toàn bộ những yêu cầu kiểm toán viên đặt ra trong các câu hỏi đánh giá rủi

ro. Xét trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính, cả hai công ty đều được kiểm toán viên đánh giá rủi ro mong muốn ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức thấp, rủi ro phát hiện ở mức trung bình.

2.4.2. Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu của hai công ty A và B công ty A và B

Mặc dù cùng được công ty DCPA kiểm toán với quy trình thống nhất nhưng hai công ty A và B có nhiều điểm khác biệt về quy mô, ngành nghề kinh doanh, do đó, quy trình kiểm toán hai công ty cũng có những khác biệt nhất định.

Thứ nhất, công ty B là khách hàng thường niên của DCPA, những thông tin cơ bản về công ty B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên chỉ tìm hiểu những thay đổi trong năm 2007, việc đánh giá rủi ro, do vậy, cũng dễ dàng hơn. Còn đối với công ty A, năm 2007 là năm đầu tiên DCPA tiến hành kiểm toán, do đó, DCPA phải tìm hiểu toàn bộ thông tin cơ bản về công ty A.

Thứ hai, công ty B là một công ty TNHH, lãnh đạo cao nhất là ban Giám đốc, trong khi công ty A là một công ty cổ phần, có hội đồng quản trị và ban kiểm soát, do đó, kiểm toán viên cần tìm hiểu rất kỹ bộ phận này.

Thứ ba, công ty A là một công ty lớn, có bộ phận kiểm toán nội bộ trong khi công ty B không có, kiểm toán viên có thể dựa rất nhiều vào bộ phận này để đánh giá rủi ro, trọng yếu cũng như để thực hiện kiểm toán.

Thứ tư, công ty là một công ty lớn, có văn phòng đại diện ở nhiều nơi, để đưa ra đánh giá về rủi ro, trọng yếu, kiểm toán viên cần tìm hiểu hoạt động của cả những văn phòng này, điều này không phải thực hiện ở công ty B.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA (Trang 54 - 58)