- Về nợ phải thu: Tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp năm 2011 là 32.986.383.819 đ chiếm 37,18%, năm 2012 là 33.342.561.125 đ, chiếm 37,1% tổng tài sản. Như vậy so với năm 2011, tổng số nợ phải thu ở thời điểm cuối năm 2012 đã tăng thêm 356.177.306 đ, với tỷ lệ tương ứng là 1,08% nhưng lại giảm 0,08% trong tỷ trọng tài sản. Với kết quả này, có thể khái quát tình hình quả lý nợ phải thu của doanh nghiệp là chưa tích cực, vốn bị chiếm dụng tương đối lớn, có xu hướng tăng lên dù tỷ trọng trong tài sản có giảm chút ít.
Đi sâu vào phân tích, ta thấy trong tổng số nợ phải thu thì số nợ phải thu của khách hàng là chủ yếu. Năm 2011 là 28.490.167.789 đ, so với vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng 96,37% (86,37% = x 100), năm 2012 đã tăng thêm
1.770.652.767 đ là 30.260.280.556 đ, chiếm tỷ trọng 90,76% (90,76% = x 100). Điều này cho thấy công ty chưa xử lý tốt trong việc quản lý số tiền phải thu của khách hàng, khiến công ty bị chiếm dụng. Công ty cần có biện pháp xử lý trong việc thu hồi công nợ, giảm được rủi ro về tài chính cho công ty.
Ngoài ra, các khoản nợ phải thu như số tiền trả trước cho người bàn hay các khoản phải thu khác cũng phát sinh nhưng không đáng kể. Hơn nữa, các khoản nợ này đang có xu hướng giảm. Công ty cần tiếp tục thông qua nguồn gốc, tính chất phát sinh của từng khoản nợ phải thu để có hướng giải quyết thích hợp.
- Về nợ phải trả:
Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp năm 2011 là 92.375.775.178 đ, chiếm tỷ trọng 102.79% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 tăng thêm 7.704.879.061 đ, tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn là 95,43%, phản ánh số vốn đi chiếm dụng rất lớn. Điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý công nợ nói riêng của doanh nghiệp là chưa tốt, khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là chưa cao và do vậy làm cho rủi ro về tài chính của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên.
Phân tích nợ phải trả:
Trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp, chủ yếu là các khoản vay nợ ngắn hạn chiếm 14% – 15% và vay nợ dài hạn chiếm 53% – 55%. Mặc dù trong năm 2012, số vay và nợ ngắn hạn đã giảm 9,37% so với năm 2011 từ 13.895.385.714 đ xuống còn 12.593.984.000 đ , nhưng khoản vay và nợ dài hạn lại tăng từ 46.856.178.405 đ lên 49.029.769.013 đ, tương ứng với 4,16% so với năm 2012. Với số liệu này, ta có thể khẳng định rằng tình hình quản lý vốn vay của doanh nghiệp là chưa tích cực và sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty.
lớn thứ hai, nó chiếm tỷ trọng 14,14% trên tổng số nợ phải trả năm 2011 (14,14% = x 100) và chiếm 20,95% năm 2012 (20,95% = x 100). Tỷ trọng tăng biểu hiện cho xu hướng không tích cực trong việc quản lý tài chính nói chung và quản lý công nợ phải trả nói riêng. Công ty cần có các quyết định thích hợp để hạn chế các khoản nợ, làm lành mạnh tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Một khoản nợ đáng chú ý nữa là khoản tiền người mua trả trước: Khoản tiền này chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 2% – 3%) nhưng nó đang có xu hướng giảm. Trong năm 2012, khoản tiền này đã giảm 20,1% so với năm 2011. Hiện nay, thị trường đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, người mua sẽ cẩn trọng hơn trong việc ứng trước tiền, điều này đã làm giảm một khoản đáng kể trong tiền ứng trước của người mua. Nhưng công ty vẫn phải chú ý xây dựng niềm tin nơi khách hàng.
Khoản nợ phải trả thứ tư cần quan tâm là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: so với năm 2011 khoản nợ này đã tăng 84,83%. Nó phản ánh đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ với Nhà nước và không thể kéo dài hiện tượng này.
Một khoản nợ nữa cần quan tâm là nợ phải trả người lao động: số nợ người lao động dù chỉ chiếm ỷ trọng 0,6 – 1,2% nhưng năm 2012 nó lại tăng lên 93,02% so với năm 2011. Đây là điều đáng lo lắng của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và vật chất của người lao động, và trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của họ. Vậy nên, doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này.