Giai đoạn 1986-1990, là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giả

Một phần của tài liệu Kế hoạch ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010 (Trang 36 - 70)

chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và giải phóng sức sản xuất. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sau thời kì Đổi Mới đã có xu hướng tăng rõ rệt, năm 1986 là 789 triệu USD đến năm 1990 là 2404 triệu USD. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn đạt 19715 triệu USD, trong đó trị giá xuất khẩu đạt 7031 triệu USD và nhập khẩu là 12685 triệu USD. Nhập siêu là 5654 triệu USD, chiếm 80.4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Biều đồ 5.2.1.a

Đây là giai đoạn mà nhà nước ta bắt đầu quan tâm đến ngoại thương cùng với chiến lược thay thế hàng nhập khầu bằng xuất khẩu, được thể hiện qua trị giá xuất khẩu năm 1986 đạt 789 triệu USD và đến năm 1990 đạt 2404 triệu USD, tăng 3.05%.

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Từ năm 1986, theo chính sách đổi mới thì nước ta bắt đầu mở cửa xuất khẩu. Các nước thuộc hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa là những nước mà nước ta hướng đến, chủ yếu là các khối nước Đông Âu trong đó Liên Xô là thị trường xuất khẩu lớn nhất.

1986 1987 1988 1989 1990Triệu Triệu USD Tổng % Giá trị xuất khẩu Liện Xô 282.5 335.0 397.4 548.6 919.7 2483.2 35.3 Nhật Bản 34.0 51.1 60.7 261.0 340.3 747.1 10.6 Trung Quốc 45.4 49.6 65.3 78.9 243.2 482.4 6.9 Singapore 63.7 57.4 61.3 70.7 194.5 447.6 6.7 Đức 49.8 43.1 43.7 66.3 41.2 244.1 3.5 Tổng GTXK: 7031

Bảng 5.2.1.a: Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam (1986-1990)

Biểu đồ 5.2.1.b: Thể hiện giá trị xuất khẩu giai đoạn 1986-1990

Theo số liệu thống kê ta thấy, giai đoạn 1986-1990 thị trường xuất khẩu chính của nước ta là Liên Xô với tổng trị giá xuất khẩu là 2843 triệu USD, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu; theo sau đó là Nhật Bản (747,1 triệu USD), Trung Quốc (482,4 triệu USD), Singapore (447,6 triệu USD). Vì nước ta và Liên Xô đều là các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, trong bối cảnh vừa mới mở cửa chưa biết các thị trường bên ngoài là thế nào thì Liên Xô sẽ là lựa chọn an toàn nhất.

Cơ cấu hàng hóa theo nhóm ngành

Biểu đồ 5.2.1.c: Thể hiện tỷ trọng ngành hàng giai đoạn 1986-1990

Qua biểu đồ thể hiện tỷ trọng trong 5 năm đầu tiên, ta có thể nhận thấy được rằng tỷ trọng của Hàng Nông Sản chiếm vị trí cao nhất. Chỉ có năm 1988 tỷ trọng của Hàng Công Nghiệp nhẹ tăng cao hơn 3,4% so với hàng Nông Sản.

Ngoài ra, 4 năm còn lại tỷ trọng của Hàng Nông Sản luôn dẫn đầu, kế tiếp là hàng CN nhẹ.Với mặt hàng Thuỷ sản và CN nặng có sự thay đổi cho nhau qua từng năm.Riêng mặt hàng Lâm sản luôn ở vị trí thứ 5 khi tỷ trọng qua từng năm chỉ dao động từ 5% đến 9%.

Sau thời kì đổi mới cùng với thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức sản xuất. Lúc bấy giờ Việt Nam tập trung vào xuất khẩu nhóm hàng Nông sản (gạo, tiêu, chè,…) hầu như đều chiếm tỷ trọng ngất ngưỡng so với các nhóm hàng khác khi 1986 hàng nông sản chiếm 40,0% , hàng CN nhẹ: 29%, hàng thuỷ sản: 14%, hàng lâm sản: 9,0%, hàng CN nặng: 8,0%.

Tỷ trọng của mỗi ngành hàng vẫn tăng đều với vị trí như thế cho đến năm 1987. Trong giai đoạn từ 1986 – 1990, ngành hàng có tỷ trọng biến đổi nhiếu nhất đó chính là hàng Nông sản.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của Hàng Nông sản giảm mạnh là do mặt hàng Gạo, với chủ trương phát triển hợp tác xã, đất đai của nông dân được tập thể hóa, nông dân không thể làm chủ sản xuất được.

Hậu quả chính là sản xuất gạo bị sa sút, nền nông nghiệp rơi vào khủng hoảng gây nên nạn đói cho 2 triệu người dân. Lượng gạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước vì vậy tỷ trọng xuất khẩu đã giảm đáng kể từ 41,7% còn 33,6%.

Sau hậu quả nặng nề đó, năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10, quyết định giao quyền tự chủ ruộng đất cho hộ nông dân và cho phép tự do hóa lưu thông nông sản hàng hóa. Chỉ sau 1 năm mà tỷ trọng của hàng Nông sản tăng ổn định và đều đặn từ 33,6% (1987) tăng lên 36,3% (1988).

Trong giai đoạn 1986 – 1990, các mặt hàng xuất khẩu chính lúc bấy giờ là Dầu Thô, Gạo (Nhóm hàng Nông Sản)

5.2.2.Giai đoạn 1991-1995

Ở giai đoạn này cột mốc quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam đó là hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ vào năm 1991 điều này không những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, năm 1991 giảm còn 2087 triệu USD. Nhà nước ta đã phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam hoàn toàn và Đại hội VII đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nhằm bình ổn xã hội, phát triển đất nước đưa đất nước thóat ra khỏi khó khăn, trong đó kế hoạch 5 năm là ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xúất xã hội, trị xuất khẩu của Việt Nam tăng lại từ năm 1992 và đến năm 1995 đạt 5449 triệu USD. Vào 3-2- 1994, cột mốc thời gian Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và một năm sau đó tức năm 1995,

hai nước đã bình thường hóa quan hệ, chấm dứt 20 năm căng thẳng sau chiến tranh. Và hơn nữa 28-7-1995, Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, và với tư cách là thành viên Việt Nam được chấp nhận tham gia vào khu vực mậu dịch tự do thương mại của ASEAN viết tắt là AFTA(ASEAN Free Trade Area) vào 12/1995 và sẽ bắt đầu thực hiện những cam kết của mình vào tháng 1/1996. Khi gia nhập hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thấp, tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường các nước thành viên ASEAN. Điều này khiến cho việc mức độ gia tăng thương mại giữa các nước là rất lớn, đồng thời thể hiện qua tổng trị giá xuất khẩu trong 5 năm đạt 17156 triệu USD tăng 144.01% so với giai đoạn 1986-1990 và nhập khẩu đạt 22784 triệu USD và tăng 79.61%. Qua đó, cho ta thấy mức tăng của nhập khẩu thấp hơn so với mức tăng của xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn còn nhập siêu là 5628

triệu USD, thấp hơn 26 triệu USD đối với giai đoạn đầu, và bằng 32.8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Biều đồ 5.2.2a

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Sự tan rã của hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa vào đầu những năm 1990 đã đặt nền ngoại thương nước ta trước thách thức “đa phương hóa quan hệ thương mại, tích cực thâm nhập tạo chỗ đứng ở các thị trường mới” để phát triển. Thời kì này cũng diễn ra những thay đổi quan trọng về chính sách ngoại thương của nước ta bằng việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN- 1995), Diễn đàn Kinh Tế các nước châu Á- Thái Bình Dương (APEC- 1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995), gia nhập WTO (2007), …đã làm cho thị phần xuất khẩu có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nếu giai đoạn đầu 1986-1990, xuất khẩu tập trung vào thị trường Đông Âu mà nhiều nhất là Liên Xô, thì các giai đoạn sau đó quan hệ ngoại thương của Việt Nam chuyển hướng sang các nước châu Á mà chủ yếu là các nước khối ASEAN và APECT. Đồng thời, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán đối với nước ta (1994) thì nước ta bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ; giá trị xuất khẩu tăng hằng năm, và dần trở thành thị trường xuất khẩu lớn của nước ta.

1991 1992 1993 1994

Triệu USD Tổng % giá

trị xuất khẩu Nhật bản 719.3 833.9 936.9 1179.0 3669.1 31.3 Singapore 425.0 401.7 380.3 593.5 1800.5 15.4 Trung Quốc 19.3 95.6 135.8 295.7 546.4 4.7 Đài Loan 58.3 67.3 141.9 220.0 487.5 4.2 Pháp 83.1 132.3 95.0 116.8 427.2 3.6 Tổng GTXK: 11707

Bảng 5.2.2.a: Năm thị trường lớn nhất đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (1990- 1995)

Biểu đồ 5.2.2.b: Thể hiện giá trị xuất khẩu giai đoạn 1991-1994 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 1991-1995, giai đoạn này các nước thuộc hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế Liên Xô rơi vào khủng hoảng nên Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước ta với tổng giá trị là 3669,1 triệu USD chiếm 31,3% tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn này.

So với giai đoạn 1986-1990 xuất khẩu sang Nhật tăng 2928 triệu USD tương ứng với 79,8%. Tiếp theo là Singapore (1800,5 triệu USD), Trung Quốc (546,4 triệu USD), Đài Loan (487,5 triệu USD)

Năm 1994, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán hàng hóa đối với nước ta, nên trong giai đoạn này chúng ta bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kì, nhưng mức xuất khẩu còn rất ít 95,1 triệu USD chiếm 0,8% tổng giá trị xuất khẩu.

Cơ cấu hàng hóa theo nhóm ngành

Biểu đồ 5.2.2.c: Thể hiện tỷ trọng ngành hàng giai đoạn 1991-1995

Đến giai đoạn này, ta có thể nhìn thấy được sự thay đổi lớn khi hàng CN nặng có tỷ trọng cao nhất vượt qua cả hàng Nông sản từ 1991 – 1993.Nhưng đến năm 1994, thì tỷ trọng của nhóm Hàng này lại tuột giảm xuống vị trí thứ 2, 3 sau cả mặt hàng CN nhẹ. Trong giai đoạn này hàng CN nhẹ có tỷ trọng giảm đáng kể từ trên 30% (1986-1990) thì đến giai đoạn này chỉ gần 15% (1992) nhưng sau đó tăng mạnh cho đến năm 1995. Về mặt hàng Thuỷ Sản, vẫn giữ vị trí thứ 4 với tỷ trọng dưới 15% từ 1991 -1995. Đối với nhóm hàng Lâm Sản giảm dần từ 9,1% (1990) thì đến 1995 dưới 5%.

Các tỷ trọng của các ngành hàng không chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi các chính sách trong nước mà còn chịu sự tác động bởi thị trường bên ngoài. Vẫn là hàng nông sản, những tưởng sau Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị thì tỷ trọng nhóm hàng này

ngày một tăng và vững mạnh hơn, nhưng đến 1990 – 1991 lại tuột lại vị trí thứ 2 sau nhóm hàng CN nặng .

Nguyên nhân thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô – Đông Âu bị sụp đổ, ảnh hưởng rất lớn đến nhóm này. Tỷ trọng lúc bấy giờ chỉ còn 30,1% năm 1991, 32,1% năm 1992 vẫn đứng vị trí thứ 2.

Nhìn chung qua giai đoạn này chỉ có ngành Hàng CN nặng và Hàng Nông Sản có sự tăng giảm nhiều so với các ngành Hàng khác. Trong 3 năm đầu từ 1991 – 1993 ngành Hàng CN Nặng chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng sau đó 2 năm thì tỷ trọng ngành Hàng Nông Sản lại chiếm vị trí 1. Và các nhóm hàng khác vẫn tăng đều đặn và không có sự thay đổi vị trí. Đến giai đoạn song song 2 mặt hàng Dầu Thô và Gạo thì có thếm các mặt hàng Dệt May, Thủy – Hải sản.

5.2.3.Giai đoạn 1996-2000

Giai đoạn này là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Xuất khẩu Việt Nam tăng qua các năm từ năm 1996 đạt 7256 triệu USD và đến năm 2000 đạt 14483 triệu USD, tăng 1.99%. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ASEAN xảy ra. mặc dù chịu tác động nhưng Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi vì khi đó trên thực tế Việt Nam chưa mở cửa thị trường tài chính, chưa tham gia nhiều về các hoạt động tài chính bên ngoài cho nên ảnh hưởng về tài chính không quá nặng nề. 14/11/1998, Việt Nam tham gia diễn đàn APEC- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế và hơn hết Việt Nam sẽ tạo được lợi thế trong đàm phán thương mại song phương và đa phương với các cường quốc kinh tế. Việt Nam tiếp tục tăng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 113440 triệu USD, trong đó trị giá xuất khẩu là 51825 triệu USD, tăng 202.08% và tăng gần 1.5 lần so với giai đoạn 1996-2000, trị giá nhập khẩu là 61615 triệu USD, thâm hụt cán cân thương mại là 9790 triệu USD, bằng 18.9% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Triệu USD Tổng % GTXK Hoa Kỳ 169.7 204.2 286.7 468.6 504.0 732.8 2366.1 4.1 EU 664.2 848.5 1607.8 2079.0 2515.3 2845.1 10560.0 18.4 ASEAN 996.9 1652.8 1913.5 1945.0 2516.3 2619.0 11643.6 20.3 Nhật Bản 1461.0 1546.4 1675.4 1514.5 1786.2 2575.2 10558.7 18.4 Trung Quốc 361.9 340.2 474.1 440.1 746.4 1536.4 3899.1 6.8 TổngGTXK: 57274

Bảng 5.2.3.a: Năm thị trường lớn nhất đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (1995-2000)

Biểu đồ 5.2.3.b: Thể hiện giá trị xuất khẩu giai đoạn 1995-2000

Giai đoạn 1995-2000, ở giai đoạn này xảy ra dấu mốc quan trọng làm thị trường xuất khẩu Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đó là sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN đã làm cho khu vực này trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta: ASEAN(11643,6 triệu USD), tiếp theo là EU (10560 triệu USD), Nhật Bản (10558,7 triệu USD). Ngòai ra, năm 2000 nước ta kí Hiệp Định Thương mại Việt-Mỹ (BTA) với Hoa Kỳ đã làm tăng giá trị xuất khẩu của nước ta sang Hoa Kỳ từ 95,1 triệu USD (1991-1994) lên 2366,1 triệu USD (1995-2000), giá trị tăng là 2271 triệu USD tương ứng 96%, cho thấy tốc độ xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang tăng rất nhanh.

Cơ cấu hàng hóa theo nhóm ngành

Biểu đồ 5.2.3.c: Thể hiện tỷ trọng ngành hàng giai đoạn 1996-2000

Trong giai đoạn này Hàng CN nhẹ và Hàng CN nặng là 2 nhóm hàng có tỷ trọng tăng đáng kể và luân phiên nhau ở vị trí thứ 1.Năm 1996, 3 mặt Hàng CN nhẹ, Hàng Nông Sản và CN nặng có tỷ trọng gần như là bằng nhau.Nhưng hàng Nông sản với

29.8% đứng vị trí đầu tiên. Thế nhưng qua những năm sau đó, tỷ trọng hàng CN nhẹ chiếm cao nhất, sau đó là CN nặng và thứ 3 là hàng Nông Sản. Nhìn chung trong giai đoạn này tỷ trọng của hàng CN nhẹ tăng khá mạnh, lên vị trí thứ 1 đã làm thay đổi được cơ cấu của các ngành hàng từ 1986 đến nay.

Giai đoạn này lại nhóm hàng Nông sản lại tiếp tục giảm, đặc biệt từ 29,8% (1996) giảm còn 17,7% (2000), giảm với tộc độ rất nhanh. Song song bên đó thì nhóm hàng CN nhẹ lại tăng đều đặn và giữ vị trí số 1 khi từ 29,0%(1996) lên đến 33,9%(2000). Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng với tốc độ nhanh chóng.

Tỷ trọng của các nhóm hàng khác vẫn tăng đều đặn qua từng năm với vị trí không thay đổi từ sau khi Đổi mới. Và nguyên nhân gây ảnh hưởng cho nhóm hàng Nông Sản đó chính là Khủng Hoảng Tài Chính bùng phát, khởi đầu tại Thái Lan (7- 1997), hàng nông sản xuất khẩu và các hàng xuất khẩu khác của Việt Nam đứng trước một thách thức lớn. Đó là việc hàng loạt đồng tiền của các nước bạn hàng trong khu vực bị mất giá so với USD và so với đồng Việt Nam.

Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường châu Á, nhất là thị trường Đông Nam Á; đồng nội tệ của các nước Đông Nam Á mất giá so với USD và so với đồng Việt Nam nhiều hơn mức độ giảm giá của đồng Việt Nam. Điều đó hạn chế nhập khẩu và kích thích xuất khẩu của những nước này. Do đó, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN bị giảm do giá hàng nhập khẩu vào các nước đó trở nên đắt hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ trọng nhóm hàng này giảm nhanh từ 1997 -2000. Mặt khác với mục tiêu và nhiệm vụ của Đại Hội Đảng lần thứ 6 có nêu rõ: “Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%. Vì vậy, tỷ trọng các nhóm hàng này tăng đáng kể so với

Một phần của tài liệu Kế hoạch ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2010 (Trang 36 - 70)