III. Đánh giá tình hình thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
1. Thành công trong thu hút FD
1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế.
2.8 13.0 11.3 1.8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2000 vốn FDI chiếm 10.3%, năm 2001 chiếm 10.6% và đến năm 1004 lên tới 11.3% trong tổng vốn đầu tư xã hội
Vốn đầu tư xã hội tăng mạnh trong các thành phần kinh tế: Tổng vốn đầu tư XH năm 2003 là 24900 tỷ đ tăng 22% so với năm 2002, năm 2004 ước tính tổng vốn đầutư xó hội đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so năm 2003. Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 11,1% năm1996 tăng lên 21,5% năm 2000, vốn tín dụng nhà nước từ 1,8% tăng lên 3,2%, vốn doanh nghiệp tự đầu tư tăng 17,8% lên 20,3%, Là một trong những khu vực thu hút mạnh về đầu tư nước ngoài,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 0% lên 12,65% năm 2000, năm 2003 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11830tỷđ tăng 38%,năm 2004 vốn nước ngoài chiếm 13%, tăng 4,3% so với năm 2003.Năm 2005 14%. Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Tuy nguồn vốn nước ngoài là quan trọng nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là quyết định
1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế.
FDI là một trong số các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số
I.Khu vực kinh tế trong nước - Kinh tế nhà nước trung ương - Kinh tế nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài nhà nước.
100 79.1 50.8 7.9 20.4 100 81.5 53.4 7.8 20.3 100 81.9 53.8 6.8 21.3 100 81.7 52.8 7.2 21.7 100 81.4 52.6 7.1 21.7 100 100
II.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
16.9 15.3 14.4 15.3 15.4 15.5 16
III. Thuế nhập khẩu. 4.0 3.2 3.7 3.3 3.2
Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong GDP trên địa bàn thành phố đã tăng từ 6,5%( năm 1995) lên 16,9% (năm 2000), 15,3 năm 2001, 14,4% năm 2002 và đạt 15,3% (năm 2003), 15.4% năm 2004. Năm 2006 kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố).Chỉ tính riêng giai đoạn 3 năm 1993-1995 và giai đoạn 5 năm 1996-2000. nguồn vốn FDI đã có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể:
ĐV: Triệu đồng VN 1993-1995 1996-2000 2001-2005 GDP 32.972.469 118.517.328 175.000.000 FDI 1.770.718 14.502.886 18.500.000 Tỷ lệ % 5,4 12,2 10,5 12.2 5.4 10.5 0 2 4 6 8 10 12 14 1993-1995 1996-2000 2001-2005
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu
ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động.Năm 2006 tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố), trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, nông lâm thuỷ sản tăng 1,1%.Dự kiến năm 2007 cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%.Năm 2006 Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,5% (kế hoạch giao đầu năm là 16%); một số ngành sản xuất chủ yếu có mức tăng trưởng cao:sản xuất thiết bị văn phòng tăng 77,2%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 21%… Bước đầu triển khai tích cực chương trình hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc các ngành thiết bị điện - điện tử - công nghệ thông tin liên lạc, cơ khí, chế biến thực phẩm đồ uống, dệt may cao cấp, hoá dược… Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng sản xuất.
Cùng với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, yêu cầu hàng đầu trong phát triển kinh tế thủ đô trong những năm tới là nâng cao chất lượng phát triển, chủ động chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và hàm lượng chế biến cao, có triển vọng thị trường trong nước, quốc tế và phù hợp lợi thế so sánh của Thủ đô. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua từng giai đoạn phát triển của thủ đô Hà Nội.
Ngành du lịch chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội cùng với việc tích cực chuẩn bị phục vụ các hoạt động của Hội nghị APEC. Các dịch vụ du lịch lữ hành tăng trưởng tốt; công suất sử dụng buồng phòng khách sạn khá cao, khoảng 75- 80%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18,2%.
Các hoạt động tín dụng, ngân hàng tăng trưởng khá, trong đó tốc độ tăng vốn huy động và cho vay cao. Đến cuối năm 2006 tổng số vốn huy động là 231.780 tỷ đồng, tăng 32,27%; tổng dư nợ cho vay bằng 116.240 tỷ đồng, tăng 26,38% so với tháng 12/2005. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phát huy vai trò là kênh thu hút vốn đầu tư của Thành phố
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, thời tiết không thuận lợi, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản ước
tăng 1,5% so với cùng kì năm trước, trong đó trồng trọt tăng 0,2%, chăn nuôi tăng 2,8%, thuỷ sản tăng 4,9%.