III. Đánh giá tình hình thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Những hạn chế.
Thứ nhất, Công tác quy hoạch chưa “đi trước một bước” , thiếu địa điểm hoặc địa điểm chưa được chuẩn bị , chưa đủ điều kiện hoặc nếu có địa điểm thì không đủ các thông tin cần thiết, liên quan đến địa điểm( Hiện trạng: ranh giới, diện tích, hạ tầng, đơn vị quản lý, kha năng GPMP, tái định cư…; Quy hoạch: Mục tiêu sử dụng đất , mật độ, tầng cao trung bình, chỉ giới đường đỏ, kết nối hạ tầng…) để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu lập dự án, nhất là cho các dự án lớn, quan trọng đang có nhiều nhà ĐTNN quan tâm như:
- Xây dựng hạ tầng KCN, khu công nghệ cao. - Trung tâm tài chính ngân hang.
- Phát triển khu đô thị mới.
- Xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ. - Trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị.
Các đơn vị của thành phố được giao chuẩn bị dự án triển khai dự án rất chậm, không đáp ứng nhu cầu đề ra như khu công nghệ cao Nam Thăng Long, khu công nghệ cao thông tin nằm trong khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc, Trung tâm thương mại triển lãm( CBD) Bắc Sông Hồng…
Thứ hai, thiếu các thông tin kinh tế- xã hội chung , chưa nói đến thiếu các thông tin chuyên ngành về môi trương đầu tư Hà Nội; việc cung cấp thông tin do các sở ,ngành thực hiện ( trực tiếp cho nhà đầu tư hoặc qua Website) bằng bộ máy chuyên nhiệm nên không thường xuyên, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư chất lượng thấp, không đầy đủ, không kịp thời làm mất cơ hội khi nhà đầu tư đang quan tâm- cần một bộ máy chuyên trách để đảm nhận việc này, nhất là khi “chăm sóc” cho các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ ba, việc hỗ trợ cho các nhà ĐTNN triển khai dự án sau khi được cấp phép
chưa thực hiện một cách kiên quyết, nhất quán, kịp thời điển hình nhất là công tác GPMB cho các dự án đầu tư nước ngoài thường kéo dài, chưa được giải quyết triệt để, việc phối hợp với các cơ quan cũng như với cả hệ thống chính quyển thành phố, cũng như với các bộ, ngành TW nhằm hỗ trợ cho công tác GPMB chưa chặt chẽ, chưa theo một đường hướng thống nhất. Chưa tạo được kênh thông tin và cơ chế đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan chính quyền thành phố với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước.
Thứ tư, nhiều dự án nước ngoài trước đây do nhiều nguyên nhân đã chưa được
xử lý một cách triệt để dẫn đến trong bối cảnh sau khi gia nhập WTO và hội nhập quốc tế hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tiếp để vừa bảo vệ được lợi ích của nhà nước, đối tác Việt Nam, vừa bảo đảm đúng pháp luật, thông lệ quốc tế, không ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chung. Một số dự án phải đối mặt với tranh chấp, khiếu kiện pháp lý trong nước và quốc tế.
Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ được cử tham gia liên doanh và lực lượng
lao động làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội cũng như tình hình chung của cả nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
Các cán bộ Việt Nam được cử đi tham gia vào hội đồng quản trị và ban giám đốc liên doanh có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhưng ít thông thạo ngoại ngữ. Vì vậy, khi hợp tác với các đối tác nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều
hành các công việc hàng ngày cũng như nắm bắt nhanh chóng, rõ rang các hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ nước ta còn yếu về ngoại ngữ. Chất lượng đào tạo trong các trường đại học còn nặng về lý thuyết, ít chú trọng tới kỹ năng thực hành.Vì vậy,khi tuyển người vào hầu hết các công ty liên doanh này đều phải đào tạo lại. Đây không phải là hạn chế của riêng Hà Nội mà là hạn chề của nguồn lao động nứơc ta.
Thứ sáu, công tác triển khai thực hiện dự án ở Hà Nội còn chậm.
Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Những dự án được cấp trước thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vẫn không triển khai hoặc mới chỉ triển khai một số ít hạng mục. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao.
Thứ bảy, một số thủ tục hành chính còn rườm rà.
Mặc dù dã thực hiện chế độ “một cửa”-Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối của cơ chế này là là Sở KH - ĐT các địa phương. Các nhà đầu tư chỉ cần đến Sở KH - ĐT nộp hồ sơ và chờ nhận đăng ký đầu tư. Còn các vấn đề khác về quy hoạch, xây dựng, nhà đất... là câu chuyện nội bộ của các sở ngành địa phương. Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để giải quyết, nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để chạy đi tất cả các nơi để giải quyết công việc nữa, thủ tục xin cấp giấy phép dự án đã được rút ngắn nhưng các thủ tục hành chính để triển khai dự án như xây dựng, thuê đất, hải quan... còn phức tạp,chậm được cải tiến, các cán bộ công chức nhà nước trong một số lĩnh vực còn gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư do đó ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của môi trương đầu tư ở Hà Nội nói riêng và cả nươc nói chung.
Thứ tám, nhìn chung chi phí đầu tư ở Hà Nội còn cao hơn các thành phố khác cũng
như một số nước khác trong khu vực.
Ở Hà Nội các chi phí như chi phí vận tải, chi phí điện, cước viễn thông, chi phí thuê văn phòng và các chi phí giải phóng mặt bằng nhìn chung còn cao. Cụ thể như chi phí vận tải, đây là chi phí ít có khả năng cạnh trạnh hơn của Hà Nội. Chi phí vận tải container cụ thể như sau:
- Hà Nội – Hải Phòng (đường bộ): + Container 20 feet: 100 – 120 USD + Container 40 feet: 130 – 150 USD - Hà Nội – Hồ Chí Minh (container 20- 40 feet): + Đường sắt: 800 USD
+ Đường biển: 700 USD
Về viễn thông mặc dù giá cứơc viễn thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã giảm đi một cách đáng kế trong thời gian gần đầy nhưng so với mặt bằng giá chung trong khu vực, giá cước gọi đi quốc tế vẫn cao và cần được cải thiện hơn nữa.Cước điện thoại quốc tế: 1,2 USD/phút.Gía thuê văn phòng ở Hà Nội đang có xu hướng tăng.Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng. Trong lúc đó các nước trong khu vực có xu hướng giảm hoặc giữ nguyên.
2.2. Nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút FDI vào Hà Nội.
Nguyên nhân bên trong
Thứ nhất, hoạt động của bộ máy xúc tiến đầu tư còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp, hệ thống, thiếu mục tiêu dài hạn, còn kiêm nhiệm, dàn trải, không tập trung, chưa thực hiện được việc xã hội hóa từng bước . Việc cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư của thành phố còn hạn chế, Website chưa có bộ máy chuyên nghiệp để quản lý và thực hiện thường xuyên việc cập nhập thường xuyên; Sự phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại giữa các sở ngành , đơn vị của thành phố với nhau chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa Hà Nội với các bộ ngành, cơ quan TW và các tỉnh lân cận.
Thứ hai, những hạn chế của môi trường đầu tư chung cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội như hệ thống văn bản pháp quy còn bất cập, chưa đầy đủ, mâu thuẫn( giữa các luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật chuyên ngành…); các bộ ngành thiếu thiếu các hướng dẫn chi tiết ( Điều kiện đầu tư, quy trình thẩm tra…) trả lời bằng nhiều văn bản còn chung chung, khó thực hiện, chuyển tiếp triển khai nhiều luật mới nên nhiều cơ quan nhà nước cũng lung túng; quy định cam kết gia nhập WTO mới được công bố chưa được nghiên cứu, hiểu để có thể thực hiện một cách nhất quán , đầy đủ, một số quy định có thể không thống nhất với pháp luật trong nước, dẫn đến thời gian xem xét, thẩm tra dự án bị kéo dài chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Thứ ba, Hệ thống luật pháp, chính sách về ĐTNN của Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ và cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn chỉnh theo mong muốn của nhà ĐTNN
Nghị định 164/2003/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 thể hiện sự “tiền hậu bất nhất” trong ưu đãi đầu tư. Nghị định này đã thu hẹp diện các dự án được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt đời dự án và cắt giảm mức độ ưu đãi đối với các dự án sản xuất trong KCN. Sự thay đổi chính sách ưu đãi này đã làm nản lòng nhiều nhà ĐTNN có ý định đầu tư vào các KCN tại Việt Nam. Đồng thời Nghị định này cũng đã giảm bớt các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư trong nước. Chẳng hạn trước đây, doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực thì được hưởng thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nay các dự án đầu tư mở rộng và đổi mới công nghệ không còn được hưởng ưu đãi thuế nữa, mà phải chịu thuế suất phổ thông là 28%.
Thứ tư, Việc thu hút vốn ĐTNN còn thiếu chủ động và thiếu quy hoạch cụ thể nên định hướng thu hút chưa thực sự rõ ràng, chưa xác định rõ được mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho từng thời kỳ; công tác vận động và xúc tiến đầu tư còn yếu.
Do quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ chưa hình thành, hoặc đã có nhưng chất lượng chưa cao, chưa đi vào cuộc sống, đồng thời chưa dự báo chuẩn xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường... nên việc thu hút FDI còn chưa theo quy hoạch, chưa chủ động trong hầu hết các công đoạn của quy trình thu hút, quản lý FDI. Hơn nữa, việc thu hút ĐTNN trong một số quy hoạch đã có thì hoặc không được khuyến khích hoặc bị coi nhẹ.
Công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam hiện nay còn đơn điệu và thiếu hiệu quả, trong đó điểm yếu lớn nhất là thiếu một chiến lược xúc tiến tổng thể, thiếu các kỹ năng chuyên nghiệp, bộ máy còn thiếu và yếu, nguồn kinh phí còn hạn hẹp. Nội dung và phương thức vận động còn đơn giản, thiếu phương tiện thông tin hiện đại, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nên công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế
Thứ năm, Việt Nam chưa chuẩn bị cơ sở hạ tầng và đối tác ngang tầm đón FDI.
Để tiếp nhận được và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, các nước sở tại phải có một số điều kiện tối cần thiết như: vốn đối ứng trong nước phải gấp 2-3 lần vốn ĐTNN, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có năng lực nội tại đủ tiếp nhận các công nghệ
phù hợp của dự án FDI (như trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất...), nhưng những yếu tố đó ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập.
Nguyên nhân bên ngoài
Một là: Môi trường kinh tế quốc tế có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến
thu hút FDI ở Việt Nam cũng như Hà Nội
Cuộc khủng hoảng Tài chính-Tiền tệ ở Đông Nam á và Đông á làm cho luồng FDI từ các nước này vào Việt Nam bị giảm đi một cách đáng kể. Cuộc khủng hoảng gây nên sự chao đảo trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, sự rạn nứt của hệ thống ngân hàng và sự đột biến về tỷ giá hối đoái của các quốc gia trong khu vực, dẫn tới sự phá sản hàng loạt công ty ở các nước này hoặc làm cho chúng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài và dừng lại hoặc từ bỏ các dự án được cấp giấy phép vào Việt Nam, thậm chí rút chi nhánh về nước…
Hai là: Sự cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các nước trong khu vực ngày càng gay gắt và đang xuất hiện xu hướng chuyển dịch FDI từ một số nước ASEAN sang Trung Quốc.
Hiện nay đang xuất hiện hướng chuyển dịch vốn FDI từ một số nước SEAN sang Trung Quốc bởi trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp tích cực thu hút FDI và đã trở thành nước đứng đầu thế giới về thu hút FDI thế giới trong năm 2002, 2003. Tính đến tháng 8/2002, Trung Quốc đã tiếp nhận các nhà đầu tư của hơn 180 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung Quốc đã thu hút được 400 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới bỏ vốn đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng như sẩn xuất ô tô, chế tạo máy, điện tử, viễn thông v.v. Nhiều công ty nước ngoài đã chọn Trung Quốc làm đại bản doanh của mình để mở rộng kinh doanh ở châu á như Siemens, Ericsson, Motorola v.v.. ở bên cạnh một nước có nhiều ưu thế nổi bật cả về thị trường với hơn 1,2 tỷ dân có thu nhập đang tăng lên nhanh chóng, có công nghệ tương đối hiện đại và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ với nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng cao, sự cạnh tranh không cân sức ảnh hưởng bất lợi đến dòng chuyển dịch vốn vào Việt Nam.
Ba là: Nếu loại trừ yếu tố do phía Việt Nam, có thể nhận thấy tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của một số nhà ĐTNN bị hạn chế đã làm cho tỷ lệ dự án FDI đã
cấp giấy phép tại Việt Nam giải thể khá cao, nhiều dự án FDI đã triển khai bị lỗ kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI ở Việt Nam.
Tóm lại, có cả nguyên nhân về phía Hà nội cũng nhưViệt Nam và nguyên nhân bên ngoài làm cho dòng FDI vào Việt Nam trong những năm qua còn nhỏ và có xu hướng giảm, cơ cấu thu hút còn bất hợp lý, tỷ lệ vốn thực hiện thấp, chưa đáp ứng mục tiêu gọi vốn. Vì vậy, để tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong các năm tới, chúng ta cần phải có các giải pháp phù hợp cũng như các điều kiện cần thiết để thu hút FDI hiệu quả.