4. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ
4.5. Phân tích tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
dài với nhóm khách hàng này
Nhóm khách hàng tiếp theo của công ty là: Khu vực tư nhân và các cá nhân người tiêu dùng. Tuy đây là thị trường nhỏ của công ty nhưng lại có xu hướng phát triển trong tương lai, giúp công ty thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Do đó công ty luôn tìm cách duy trì và mở rộng thị trường với nhóm khách hàng này.
Như vậy, cơ hội thị trường của công ty không phải là nhỏ. Tính riêng năm 1999, công ty đã mở rộng được số lượng khách hàng tức là mở rộng
được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó có thể thấy rằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu tập trung ở các khu vực công nghiệp lớn. Những thị trường thuộc các khu vực khác chính là thị trường tiềm năng của công ty. Vì vậy công ty phải tìm mọi cách để thâm nhập vào thị trường, thị
trường lớn thì sản phẩm sản xuất ra mới được tiêu thụ nhanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và hướng đến xuất khẩu.
4.5. Phân tích tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty của công ty
4.5.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác điều tra và nghiên cứu mới được đặt ra ở công ty dưới hình thức sau:
- Công ty đã cử những chuyên viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động nhu cầu giá cả cuả các sản phẩm cùng loại
- Công ty thông qua hội nghị khách hàng để điều tra thông tin về thị
trường. Qua hội nghị công ty sẽ nắm được thông tin phản hồi từ phía khách hàng về các loại sản phẩm của công ty như : Chất lượng, mẫu mã, giá cả...Bên cạnh việc thu thập, tham khảo thông tin, ý kiến đóng góp của khách hàng thì
hội nghị khách hàng còn có ý nghĩa quan trọng để thắt chặt môí quan hệ giữa công ty và khách hàng, tạo điều kiện nâng cao uy tín của công ty
- Công ty đã kết hợp hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các chi nhánh, đại lý với việc điều tra nghiên cứu thị trường, các đại lý hàng quý đều phải gửi báo cáo kinh doanh và tình hình tiêu thụ ở nơi mình phụ trách về cho ban lãnh đạo công ty.
Tuy vậy, cũng phải khẳng định một điều rằng: Công tác nghiên cứu thị
trường của công ty được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ còn nhiều khiếm khuyết như:
+ Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về khâu nghiên cứu thị trường,
đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường chưa nhiều, trình độ chưa đồng
đều, sự chuyên môn hoá chưa sâu.
+ Các hội nghị khách hàng chưa được tổ chức thường xuyên trong năm. Công việc tổ chức hội nghị khách hàng còn sơ sài, mang tính hình thức. Khách hàng, bạn hàng chỉ là một số đại diện, không bao quát được toàn bộ
khách hàng. Nội dung hội nghị chưc được chuẩn bị chu đáo. Do vậy công ty chưa thu hút được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của khách hàng cho hoạt
động tiêu thụ của công ty
4.5.2. Công tác dự báo thị trường
Công tác dự báo thị trường của công ty trong những năm qua chủ yếu là dựa trên các cơ sở sau:
- Kế hoặch sản xuất kinh doanh của nhà nước giao
- Tình hình biến động của các hoạt động tiêu thụ trên thị trường qua các năm trước đây. Lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm
- Ý kiến chủ quan của các nhà lãnh đạo công ty về xu hướng biến động của thị trường
Từ các cơ sở trên, công ty đã tiến hành công tác phân tích định tính xu hướng tăng trưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ cho năm tới và lập kế
Mặc dù công tác dự báo thị trường của công ty làm khá tốt trong những năm gần đây nhưng qua đó chúng ta thấy được một số đặc điểm của công ty này:
+ Công tác dự báo thị trường chủ yếu là dự báo định tính, chưa có công cụ định lượng một cách cụ thể. Do vậy chưa lượng hoá được sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan để từ đó có chính sách điều kiện hợp lý
+ Công tác dự báo thị trường của công ty chưa đưa ra được khuynh hướng phát triển của một số mặt hàng mũi nhọn
+ Công tác dự báo thị trường không xuất phát từ các bộ phận cơ sở, nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà được đề ra từ các các cấp trên. Tóm lại không có thông tin đối lưu giữa các cấp trong khâu dự báo thị trường
4.5.3. Một số chính sách tiêu thụ mà công ty thực hiện trong những năm qua
- Chính sách sản phẩm
Sự biến động không ngừng của nhu cầu thị trường đã buộc mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứng với sự biến động đó. do vậy không có một doanh nghiệp nào thành công mà lại chỉ kinh doanh một loại sản phẩm nhất định
Thông thường các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều áp dụng hai chính sách sản phẩm cơ bản là chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm
+ Chuyên môn hoá sản phẩm có thể giúp cho doanh nghiệp phát huy
được lợi thế so sánh của mình so với các doanh nghiệp khác như lợi thế về kỹ
thuật sản xuất, về đội ngũ công nhân lành nghề, năng suất lao động cao do chuyên môn hoá lao động, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
+ Đa dạng hoá sản phẩm giúp công ty đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đa dạng hoá cũng giúp công ty tận dụng được máy móc thiết bị, phát huy được các nguồn lực dư
thừa. Đa dạng hoá là cách tốt nhất trong việc đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, giảm bớt rủi ro khi doanh nghiệp chỉ kinh doanh một vài loại sản phẩm, ý thức được tầm quan trọng của công việc chuyên môn hoá đa dạng hoá sản phẩm, thời gian qua công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã đặc biệt quan tâm chú ý, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị
trường, thị hiếu của người tiêu dùng - Chính sách giá cả:
Giá cả bao giờ là công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, việc đánh giá sản phẩm là do Bộ công nghiệp đưa xuống thì nay việc đánh giá là do công ty. Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã áp dụng các chính sách giá cả sau:
+ Chính sách giá cả theo thị trường: tức là công ty căn cứ vào giá bán của những sản phẩm cùng loại để định giá bán cho sản phẩm của mình. Như
vậy công ty sẽ không bị hụt hẫng khi có sự thay đổi của giá cả thị trường và tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng
+ Chính sách định giá thấp: Công ty áp dụng chính sách này khi muốn thâm nhập một thị trường nào đó hay để cạnh tranh với các đối thủ. Nó giúp cho sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhanh hơn nhưng công ty sẽ rất khó nâng giá lên khi có các biến động về thị trường yếu tố đầu vào. Do vậy công ty chỉ áp dụng chính sách này đối với các sản phẩm phụ trong thời gian ngắn.
Tuy vậy chính sách giá cả của công ty sẽ phát huy đựoc hiệu quả hơn nữa nếu công ty áp dụng thêm các chính sách giá cả theo phân đoạn thị