Nhiệm vụ và thị trường tiêu thụ của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí" (Trang 66 - 68)

ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ.

3.1. Tính chất, nhiệm vụ sản xuất của công ty.

Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển nghành cơ khí, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.

Nhiệm vụ chính của công ty: Chuyên sản xuất và kinh doanh các loại dụng cụ cắt gọn kim loại và phi kim loại, phụ tùng cơ khí dụng cụ cầm tay,

Dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng và các ngành kinh tế

khác. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm:

- Dụng cụ cắt: Bàn ren các loại, taro các loại, mũi khoan các loại, giao phay, doa, tiện, lưỡi cưu máy, dao cắt tôn.

- Sản phẩm xuất khẩu: Thanh trượt, bộ ròng rọc, cam hai lỗ, giá kẹp máy mài.

- Hàng dầu khí

- Sản phẩm khác: Bộ neo cầu, dao cắt tấm lợp, xích các loại, dao cắt nhựa, máy chế biến kẹo.

Sản phẩm dụng cụ cắt mà công ty sản xuất hiện nay ngày càng giảm, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi năm, công ty đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để từ đó đề ra nhiệm vụ sản xuất những sản phẩm mới nhằm

đáp ứng, thoã mãn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

3.2. Thị trường tiêu thụ dụng cụ cắt của Việt Nam.

Từ những phân tích lý luận ở phần I, thị trường là nơi tập hợp tất cả

những người mua tiềm năng đối với một loại sản phẩm. Thị trường tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan của nó, là một hợp phần khồng thể

thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng. Để sản xuấtt kinh doanh, các doanh nghiệp phải chi các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó. Do đó thị trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tồn tại khách quan, doanh nghiệp không có khả

năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại doanh nghiệp phải tiếp cận để

thích ứng với thị trường. Thị trường là thước đo khách quan của mọi doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ, đối tượng của quá trình kế hoặch hoá của các hoạt động của một doanh nghiệp.

Vì vậy, để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp thì tốt nhất là thông qua thị trường, khách hàng và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp đó. Theo như luận điểm này thì để đánh giá được thực trạng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí" (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)