Phương pháp đánh giá và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT (Trang 25 - 28)

Để đánh giá và quản lý rủi ro Chi nhánh áp dụng một số phương pháp, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau, có thể phát huy được hiệu quả và khả năng đánh giá cao nhất đối với từng ngành nghề riêng.

1.2.3.1. Phương pháp mô hình SWOT

Mô hình SWOT là công cụ rất hữu dụng trong việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, nó thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của Doanh nghiệp bằng việc phân tích tình hình bên trong ( Strength, Weaknesses) và bên ngoài( Opportunities, Threat), qua đó dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của các dự án đầu tư mà Doanh nghiệp lựa chọn. Mô hình này cũng dùng để đánh giá đối thủ cạnh tranh để xem ta đang có lợi gì so với những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.

Sơ đồ 1.3 : Mô hình SWOT

S ( Strength- điểm mạnh) W ( Weaknesses- Điểm yếu) O ( Opportunities- Cơ hội) T ( Thrét- thách thức)

Dựa vào mô hình SWOT các cán bộ tín dụng có thể đánh giá được toàn diện khách hàng, xem xét doanh nghiệp đó có những lợi thế gì, khả năng kinh doanh và đứng vững trên thị trường hay không, điều đó cũng giúp phần nào trong công tác quản trị rủi ro.

Bốn chiến lược cơ bản trong mô hình SWOT:

- SO ( Strength- Opportunities): chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

- WO( Weaknesses- Opportunities): Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của công ty để tận dụng các cơ hội của thị trường.

- ST(( Strength- Threat): Chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ xấu của thị trường.

- WT(Weaknesses- Threat): Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua, hạn chế tối đa các điểm yếu của công ty.

•Strengths: Điểm mạnh: Xem khách hàng có những lợi thế gì, làm tốt được mảng công việc nào, đang sử dụng nguồn lực nào và ưu điểm gì.

•Weaknesses(Điểm yếu): Khách hàng có những yếu thế nào, phải cải thiện gì và nên tránh gì.

•Opportunities( Cơ hội): Những lợi thế và cơ hội gì của khách hàng khi họat động trong lĩnh vực đã chọn, xu thế nào mà khách hàng đang mong đợi.

•Threat( Thách thức): khách hàng gặp phải những trở ngại gì, các đối thủ cạnh tranh ra sao...

=> Phương pháp mô hình SWOT thường được áp dụng cho các dự án và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có thể đánh giá một cách toàn diện về doanh nghiệp.

1.2.3.2. Phương pháp mô hình BCG( Boston Consulting Group)

Sử dụng ma trận BCG ( ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần) Growth/Share matrix, ma trận này đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích các danh mục sản phẩm của Doanh nghiệp và đặt nó trong ma trân để xem xét và đánh giá:

Sơ đồ 1.4 : Ma trận BCG Tỷ lệ tăng trưởng

Cao I IV

Thấp II III

Mức chiếm lĩnh thị trường Cao Thấp

Mô hình này cho ta thấy được mức chiếm lĩnh của thị trường là cao hay thấp, Ngân hàng trước hết phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm, tị phần để đặt vào trong ma trận trên. Các sản phẩm trong những giai đoạn đầu thường có mức tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường cao, tuy nhiên sau một thời gian sản phẩm đó không còn chiếm ưu thế nữa thì để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, doanh nghiệp luôn cần phải bỏ vốn nhiều hơn để nâng cấp và cải tạo sản phẩm đó sao cho phù hợp.

=> Mô hình ma trận này được áp dụng khi cần đánh giá rủi ro về cung cầu trên thị trường sản phẩm của dự án.

Cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn: Đó là các doanh nghiệp chưa ra đời, các doanh nghiệp nhỏ nhưng có thể trong tương lai các doanh nghiệp đó xuất hiện và sẽ trở thành những đối thủ lớn, cạnh tranh với sản phẩm của dự án. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra khi thị trường sản phẩm của dự án có sức hấp dẫn lớn, rào cản gia nhập ngành dễ dàng, đang thu hút nhiều doanh nghiệp.

Cạnh tranh từ khách hàng: thói quen, thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng của sản phẩm dự án là thường xuyên thay đổi theo chiều hướng có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án do có những biến động không như dự tính ban đầu.

Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm của dự án không thể tồn tại mãi và duy nhất, do có các sản phẩm thay thế, có công dụng, chức năng tương tư, nhưng các sản phẩm ra đời sau thường có ưu thế hơn, đặc biệt là cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng. Sự xuất hiện các sản phẩm này đem lại nhiều rủi ro cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp: Trong quá trình thực hiện dự án, không thể xem xét và lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho dự án. Nếu có nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh nhau thì doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, thông qua đấu thầu sẽ chọn được nhà cung cấp uy tín và giá rẻ hoặc tốt nhất. Ngược lại, nếu có it nhà cung cấp trong lĩnh vực dự án hoạt động của dự án sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cạnh tranh từ chính nội bộ ngành: Các doanh nghiệp luôn không ngưng đổi mới sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm mới, ưu việt hơn, do vậy áp lực cạnh tranh nhau để cho ra sản phẩm với mẫu mã mới là rất gay gắt.

=>Phương pháp này để áp dụng trong việc xem xét, đánh giá các rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án. Từ đó đưa ra được kết luận về các yếu tố cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến dự án.

1.2.3.4. Phương pháp quản lý theo trình tự

Ở phần trước ta tìm hiểu về quy trình quản lý rủi ro, do vậy phương pháp quản lý theo trình tự từng bước theo quy trình. Với phương pháp này thì sẽ trực tiếp quản lý và hạn chế được các rủi ro phát sinh, ngay từ khâu ban đầu tiếp xúc gặp gỡ khách hàng đến khi xem xét hồ sơ khách hàng và hồ sơ tín dụng về dự án.

1.2.3.5. Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w