Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn tại Chi nhánh NH ĐT& PT Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT (Trang 63 - 67)

- Thị trường đầu vào:

1.3.2. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn tại Chi nhánh NH ĐT& PT Nam Hà Nộ

ĐT& PT Nam Hà Nội

1.3.2.1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, thực hiện đứng quy trình đánh giá và quản lý rủi ro cũng như có biện pháp hạn chế rủi ro đối với các dự án đầu tư kịp thời mà Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư. Các kết quả đạt được tương đối toàn diện góp phần phát triển kinh tế ổn định. Tổng dư nợ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể các kết quả đạt được của Chi nhánh trong thời gian qua:

* Đánh giá hoạt động tín dụng:

- Cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực. Trong những năm qua, hoạt động quản lý tín dụng của Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vốn cho vay các dự án được sử dụng đúng mục đích, với các phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Cơ cấu tín dụng đã có những chuyển biến tích cực là đã giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế Nhà Nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đây được đánh giá là hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Sự chuyển hướng này cũng đem lại nhiều tác động lớn đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

- Tăng quy mô đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng: Không những mở rộng quy mô tín dụng với các dự án đầu tư mà còn luôn đảm bảo chất lượngvà mức độ an toàn của họat động tín dụng. Thể hiện ở việc duy trì các giới hạn về an toàn tín dụng, tỷ lệ an toàn hoạt động, hạn mức cho vay vốn tối đa, tỷ lên dư nợ trung và dài hạn...

- Chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chi nhánh đã thực hiện tốt và có hiệu quả Chính sách khách hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm chia sẻ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với khách hàng.

- Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng hoàn thành mức kế hoạch giao. Ngay từ đầu, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động khác. Ngoài ra, Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng: yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...

* Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro

- Chi nhánh đã chuẩn bị hồ sơ và bám sát các Ban có liên quan Ngân hàng ĐT&PT TW để trình xử lý rủi ro, bán nợ hạch toán ngoại bảng Cty 872 cho DATC.

- Thẩm định các dự án vay đảm bảo có chất lượng.

- Chi nhánh luôn bám sát doanh nghiệp có nợ xấu, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng cường công tác kiểm tra các Doanh nghiệp có nợ xấu; Định giá tài sản thế chấp ở một số doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

- Công tác kiểm tra và giám sát hoạt động quản lý rủi ro và hoạt động tín dụng được chú trọng: Sự quan tâm đúng mức và hiệu quả của Chi nhánh trong thời gian qua đã giúp cho việc phát hiện kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy định và quy trình quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Chi nhánh. Với vai trò độc lập của bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng Chi nhánh đã phát hiện ra nhiều sai phạm về Hồ sơ pháp lý, tài sản đảm bảo, dự án chưa thực sự hiệu quả... từ đó đã có những điều chỉnh và khắc phục sai phạm một cách hiệu quả.

Tín dụng được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

- Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ở mức an toàn, chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009, do những biến động bất lợi của thị trường nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh duy trì ở mức thấp (1,71%), thu nợ hạch toán ngoại bảng được 2,549 tỷ đồng (kế hoạch giao là 2.521 tỷ đồng).

- Chi nhánh tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493, năm 2009 chi nhánh đã trích DPRR là 5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Lợi nhuận trước thuế là 41,9 tỷ đồng.

- Năng suất lao động chung tăng cao so với năm 2009, trong đó huy động vốn bình quân đầu người tăng 25%, thu dịch vụ bình quân đầu người tăng 40%.

1.3.2.2. Những tồn tại và hạn chế

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong công tác quản trị rủi ro, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

* Về quy trình đánh giá rủi ro

- Quản lý rủi ro chưa đạt được mục tiêu đã đề ra và còn ở mức thấp. thể hiện ở tình trạng nợ quá hạn tuy đã giảm liên tục qua các năm nhưng vẫn còn cao.

- Cơ cấu hoạt động tín dụng cón chưa thực sự phù hợp, việc đổi mới, các khâu trong quy trình quản lý còn chưa rõ ràng, minh bạch. Ở khâu quản lý rủi ro sau khi cho vay dự án còn yếu do chưa có tổ chức chuyên trách đứng ra chuyên quản lý các dự án đó.

* Về phương pháp đánh giá rủi ro

- Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích và đánh giá rủi ro chưa hiệu quả. Với 2 phương pháp thường được Chi nhánh sử dụng là phường pháp đánh giá rủi ro định tính và phương pháp cho điểm dựa trên thực nghiệm

Phương pháp đánh giá rủi ro định tính dựa trên sự phân tích của các cán bộ tín dụng về họat động của dự án, về khả năng sinh lời, lịch sử hoạt động, vay nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó xem khách hàng có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì. Thực tế thì phương pháp này được thực hiện từ lâu, các cán bộ tín dụng cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm nhưng thường ở các cá nhân mà ít được truyền đạt và tiếp thu một cách hiệu quả.

Phương pháp cho điểm dựa trên thực nghiệm: Chi nhánh áp dụng việc xếp loại khách hàng bằng việc cho điểm dựa trên các tiêu chí. Tuy nhiên các tiêu chí để đánh giá, phân loại khách hàng về dự án chưa thực sự đầy đủ, phù hợp dẫn đến việc phân loại, đánh giá khách hàng cũng như dự án đầu tư chưa thật chính xác, trung thực.

Về chất lượng tín dụng: tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết tuy nhiên với những biến động của nền kinh tế trong năm 2009, dự báo năm 2010 tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng chống đỡ với những biến động xấu còn yếu - ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn. Trong đó vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng, cán bộ phải theo sát khách hàng hơn và phải nắm được những biến động của doanh nghiệp, coi trọng mục tiêu an toàn trong tăng trưởng.

Chi nhánh đã chuẩn bị hồ sơ và bám sát các Ban có liên quan Ngân hàng ĐT&PT TW để trình xử lý rủi ro, bán nợ hạch toán ngoại bảng Cty 872 cho DATC.

- Thẩm định các dự án vay đảm bảo có chất lượng.

- Chi nhánh luôn bám sát doanh nghiệp có nợ xấu, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng cường công tác kiểm tra các Doanh nghiệp có nợ xấu; Định giá tài sản thế chấp ở một số doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

* Về thông tin đánh giá rủi ro

Hệ thống thông tin còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý lượng thông tin từ bên ngoài cũng như nội bộ Ngân hàng. Những quy định về khai thác , xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin chưa được rõ ràng. Điều này dẫn đến những

1.3.2.3. Những nguyên nhân của tồn tại( DA, Ngân hàng, Nhà nước) ● Nguyên nhân từ phía dự án và Chủ đầu tư

Trong các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế của công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh thì nguyên nhân từ phía dự án là quan trọng nhất.

Nhiều chủ đầu tư sau khi vay vốn thì sử dụng vốn sai mục đích, dùng mọi cách để qua mặt các cán bộ Ngân hàng. Trong quá trình lập hồ sơ có những chỗ không minh bạch rõ ràng làm cho cán bô tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, tìm hiểu và xác thực thông tin.

Nhiều dự án khi đi vào hoạt động lại đi sai hướng dẫn đến làm ăn không hiệu quả, không đử khả năng để trả nợ cho Ngân hàng. Hoạt động quản lý kinh doanh của

nhiều dự án còn kém, khi gặp những rủi ro không có biện pháp xử lý kịp thời để xử lý dẫn đến việc thực hiện dự án không đúng dự kiến và kém hiệu quả.

Việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của nhiều Khách hàng không tiến hành đúng quy định và thỏa thuân trong hợp đồng đã kí. Khi gặp khó khăn, khách hàng luôn trì hoãn việc trả nợ gây nhiều khó khăn cho các cán bộ ngân hàng trong việc thu nợ và giám sát khoản vay.

●. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

- Ngân hàng có cơ chế chính sách còn lỏng lẻo: nhất là chính sách về tín dụng, tập trung và tin tưởng vào các Khách hàng đã có mối quan hệ tín dụng trước đó. Với chính sách pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế và kẽ hở, việc áp dụng và kết hợp các chính sách đó với chính sách của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Những cơ chế về lương, thưởng phạt chưa thực sự rõ ràng.

- Trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng còn hạn chế: Do nhu cầu tuyển dụng hàng năm của Chi nhánh là rất cần thiết, các nhân viên mới ít nghiệm và trình độ chuyên môn, phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo được một đội ngũ các bộ có trình độ. Việc đào tạo còn dựa trên lí thuyết khá nhiều, ít thực tế. Các buổi hội thảo truyền kinh nghiệm của các cán bộ đi trước còn it được chú trọng.

- Ngân hàng tập trung vào tín dụng trung và dài hạn mà đặc điểm của những dự án này là chứa đựng rất nhiều rủi ro vì vậy việc quản lý các rủi ro cũng có nhiều khó khăn.

- Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiệ đại nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Việc cập nhật và xử lý thông tin chưa thật sự được chĩnh xác do nguồn thông tin là khá nhiều, gây nhiễu.

- Hoạt động kiểm tra và giám sát còn gặp nhiều khó khăn do sự không hơp tác tích cực từ phía khách hàng. Điều này có một phần do Chi nhánh mới hoạt động trong thời gian ngắn nên chưa có những mối quan hệ và tạo sự tin tưỏng cho nhiều khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w