V. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ
3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ.
• Về hình thức sổ kế toán thì cả kế toán Pháp và Mỹ đều sử dụng hình thức Nhật ký chung với các mẫu sổ sách rất đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ chính xác của các số liệu và thông tin kế toán.
3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ. HOÁ.
Liên quan đến kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá kế toán quốc tế có chuẩn mực số 18 (IAS 18) - Ghi nhận doanh thu (Revenue). Chuẩn mực này đề cập tới cách thức kế toán doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ và các sự kiện chắc chắn. Vấn đề đầu tiên trong kế toán doanh thu là việc xác định khi nào ghi nhận doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi nó có thể mang lại các lợi ích kinh tế trong tương lại của doanh nghiệp và những lợi ích này có thể được đo lường cụ thể. Theo chuẩn mực này thì doanh thu bán hàng được công nhận khi :
+ Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.
+ Doanh nghiệp cũng không tiếp ruch tham gia quản lý quyền sở hữu, không giám sát hiệu quả hàng đã bán.
+ Số doanh thu có thể được tính toán một cách chắc chắn.
+ Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch. + Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách chắc chắn.
Cũng theo chuẩn mực này, đối với tính không chắc chắn về khả năng thu của các khoản đã được tính là doanh thu sẽ được coi như một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu. Doanh thu không thể công nhận khi chi phí không thể tính toán một cách chắc chắn.
Qua những nội dung về chuẩn mực doanh thu quốc tế, ta thấy chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tiêu thu sản phẩm, hàng hoá đã phù hợp với nền kinh tế thị trường và dần dần hoà nhập vào thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lý thuyết còn trong thực tế tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có sự vận dụng khác nhau, mang nét đặc thù riêng và có sự biến tướng nhất định.