V. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ
2. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Ở MỸ.
2.2. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1. Tài khoản sử dụng.
• TK “Doanh thu bán hàng” (Sales). TK này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.
• TK “Phải thu ở khách hàng” (Accounts receivable). TK này được mở chi tiết cho từng khách hàng.
• TK “ Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán”
• TK “Doanh thu chiết khấu thanh toán”
• TK “Giá vốn hàng bán”
• Ngoài ra kế toán Mỹ còn sử dụng một số TK khác như : TK “tiền mặt”, TK “hàng tồn kho”, TK “chi phí hoa hồng”, TK “Chiết khấu thanh toán”...
• TK “Chi phí”
• TK “ Tổng hợp thu nhập”
• TK “Lãi lưu giữ”
2.2.2. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
• Theo phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Nợ TK Tiền mặt : Bán hàng thu tiền ngay. Nợ TK Phải thu ở khách hàng : Bán hàng trả chậm.
Nợ TK Chi phí thẻ tín dụng : Nếu thu tiền bằng thẻ tín dụng Có TK Doanh thu : Doanh thu bán hàng.
• Theo phương thức tiêu thụ với hợp đồng mua lại hàng.
+ Khi bán hàng, kế toán ghi : Nợ TK Tiền mặt
Có TK Nợ phải trả. + Khi mua lại hàng, kế toán ghi :
Nợ TK Nợ phải trả. Nợ TK Chi phí lãi vay. Nợ TK Chi phí lưu kho.
Có TK Tiền mặt.
• Theo phương thức tiêu thụ với quyền trả lại hàng.
+ Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng theo tổng giá bán của cả lô hàng :
Nợ TK Tiền mặt.
Nợ TK Phải thu ở khách hàng. Có TK Doanh thu bán hàng.
Khi phát sinh hàng bị trả lại, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của số hàng bị trả lại này. (Sẽ trình bày trong mục 2.2.3).
+ Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hàng bán bi trả lại ước tính :
- Phản ánh doanh thu của toàn bộ lô hàng : Nợ TK Tiền mặt.
Nợ TK Phải thu ở khách hàng. Có TK Doanh thu bán hàng.
- Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính : Nợ TK Doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính.
Có TK Dự phòng doanh thu hàng bán bị trả lại.
Khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực, kế toán tiến hành điều chỉnh theo số hàng thực tế bị trả lại.
+ Nếu ghi nhận doanh thu khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực : Căn cứ vào số hàng bán được thực tế kế toán ghi :
Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Phải thu của khách hàng Có TK Doanh thu bán hàng
• Theo phương thức tiêu thụ uỷ thác.
Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác (đại lý) kế toán chỉ phản ánh giá trị hàng gửi bán, chưa phản ánh doanh thu.
Khi đại lý nộp báo cáo bán hàng và nộp tiền cho doanh nghiệp, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng với bút toán sau :
Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Chi phí hao hồng
Có TK Doanh thu bán hàng
Kế toán chiết khấu bán hàng.
Có hai loại chiết khấu bán hàng là chiết khấu thương mại (trade discount) và chiết khấu thanh toán (cash discount / sales discount).
• Chiết khấu thương mại : Là khoản tiền chênh lệch gữa giá hoá đơn (invoice price) và giá niêm yết (list price) mà người mua được hưởng khi mua hàng. Chiết khấu thương mại không được ghi lại trên sổ sách kế toán, bởi vì số chiết khấu thương mại này đã được phản ánh trong giá bán thực tế của doanh nghiệp.
• Chiết khấu thanh toán : Là số tiền người mua được hưởng do thanh toán trước thời hạn quy định. Chiết khấu thanh toán thường được quy định ngay trên hoá đơn bán hàng. Có nhiều phương pháp hạch toán chiết khấu thanh toán, phương pháp phổ biến nhất là phản ánh cả doanh thu bán hàng và khoản phải thu ở người mua theo gía hoá đơn (gross method). Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể
hạch toán theo giá trị thuần sau khi trừ chiết khấu thanh toán ngay tại thời điểm bán hàng (Net method).
Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán (Sales returns and allowances).
Ở Mỹ doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán có thể ghi giảm trực tiếp trên tài khoản “Doanh thu bán hàng”, tuy nhiên, chúng thường được theo dõi riêng trên tài khoản “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý về số hàng bị trả lại và giảm giá. Để phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàmg bán, kế toán ghi :
Nợ TK “doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” Có TK “Phải thu ở khách hàng”
Các TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán”, TK “Chiết khấu thanh toán” là những tài khoản điều chỉnh TK “Doanh thu” nên có số dư Nợ. hàng bán bị trả lại, khoản chiết khấu bán hàng sẽ được tính trên giá trị thuần của số hàng không bị trả lại.
Kế toán giá vốn hàng bán.
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ được thực hiện theo các trình tự khác nhau.
• Theo phương pháp kê khai thường xuyên :
Mỗi khi bán hàng, đồng thời với bút toán phản ánh doanh thu, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bằng bút toán sau :
Nợ TK “Giá vốn hàng bán” Có TK “Hàng tồn kho”
Nếu có hàng bán bị trả lại, bên cạnh bút toán phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của số hàng bán bị trả lại như sau :
Có TK “Giá vốn hàng bán”
Số dư trên TK“Giá vốn hàng bán” lúc cuối kỳ sẽ được báo cáo là khoản chi phí giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.
• Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Kế toán không ghi bút toán nào để theo dõi giá vốn của thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo từng lần bán hàng như phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định như sau :
Giá vốn Hàng tồn + Hàng mua (sản Hàng tồn Hàng bán kho đầu kỳ xuất) trong kỳ kho cuối kỳ Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn của hàng bán trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :
Nợ TK “Hàng tồn kho” : Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ Có TK “Mua hàng” : Giá trị hàng mua trong kỳ
Có TK “Hàng tồn kho”: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ.
Có TK “Chi phí mua hàng” : Chi phí vận chuyển hàng mua trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :
Nợ TK “Thành phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá trị thành phẩm tiêu thụ trong kỳ
Có TK “Tổng hợp sản xuất” : Giá trị thành phẩm sản xuất trong kỳ. Có TK “Thành Phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ.