- Trong đó: Chi phí lãi vay
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả cuối năm 2007 =
các khoản nợ phải trả cuối năm 2007 =
43.629.0581.881.562.22 1.881.562.22 0
= 0,0232
Tỷ lệ trên quá nhỏ vẫn cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Điều đáng phấn khởi là hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2007 cao hơn năm 2006. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tăng 0,202; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng 0,384; hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 0,319. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn một chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng đảm đương các khoản nợ ngắn hạn. Điều đó không những chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu lành mạnh hơn mà còn tạo niềm tin cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư.
Sở dĩ như vậy là do những nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2006 đã dần được cải thiện. Doanh nghiệp khuyến khích khách hàng thanh toán ngay, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kéo dài và giảm các khoản phải thu một cách đáng kể. Tuy nhiên, chính sách thanh toán đó không làm ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vì doanh nghiệp đã có những đầu tư bứt phá vào tài sản cố định, chú ý nhiều hơn đến việc sửa chữa thường xuyên tài sản cố định dẫn đến chất lượng dịch vụ tăng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn giảm được các khoản nợ ngắn hạn trong khi tài sản ngắn hạn tăng. Trong các khoản nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn giảm đáng kể. Trong năm 2007, chi phí cho đầu tư mua sắm tài sản cố định được trang trải bằng nguồn vốn tự có.
Điều đáng lo ngại ở đây là khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp không những giảm mà còn tăng đột biến. Trước mắt, hiện tượng này được giải thích do doanh nghiệp đã thuê thêm lao động (chủ yếu là lao động trực tiếp), mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chưa chú ý phân tích hiệu quả sử dụng chi phí lương. Đây là một mảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, cần được phân tích kỹ lưỡng để có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có thuê thêm lao động thì vẫn không nên kéo dài tình trạng nợ đọng với công nhân viên. Đây có thể xem là tồn tại lớn nhất của doanh nghiệp trong năm 2007.
2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Nguồn số liệu doanh nghiệp sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu đã được tính trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Giá trị cụ thể của các tỷ suất này đã được trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính và đã được trình bày tại Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu trên càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Do mức độ cần thiết của các chỉ tiêu này không cao nên việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không được thực hiện tỷ mỉ như phân tích tình hình tài chính.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính cho cả hai chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu qua 3 năm lần lượt là 6,4%, 10,51% và 13,37%. Các con số trên có ý nghĩa là cứ 1đồng doanh thu tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm thì có lần lượt 0,064; 0,1051 và 0,1337 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng dần qua 3 năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 4,11%, năm 2007 tăng so với năm 2006 2,86%. Do tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng tăng. Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại giải thích hiện tượng này là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ được tính cho chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản qua 3 năm lần lượt là 6,49%; 7,81% và 9,21%. Các con số trên có ý nghĩa là cứ 1đồng tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm thì có lần lượt 0,0649; 0,0781 và 0,0921 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 1,32%, năm 2007 tăng so với năm 2006 1,4%. Doanh nghiệp chưa có lý giải gì cho hiện tượng này.
* Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu chỉ được tính cho chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm lần lượt là 20,04%; 21,56% và 22,43%. Các con số trên có ý nghĩa là cứ 1đồng vốn chủ sở hữu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm thì có lần lượt 0,2004; 0,2156 và 0,2243 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ hữu của doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 1,52%, năm 2007 tăng so với năm 2006 0,87%. Doanh nghiệp cũng chưa đi sâu phân tích để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này.
Nhìn chung, việc phân tích hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn quá sơ sài. Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở tính toán số liệu, chưa tìm hiểu nguyên nhân và do đó chưa kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.