Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả cuối năm 2006 =

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA (Trang 47 - 49)

- Trong đó: Chi phí lãi vay

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả cuối năm 2006 =

các khoản nợ phải trả cuối năm 2006 =

112.409.0592.388.159.27 2.388.159.27 0

= 0,0471

Các hệ số trên tại thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 rất nhiều, hay nói cách khác, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng rất nhiều. Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh.

Để xem xét khả năng thanh toán các khoản công nợ, doanh nghiệp tiếp tục đi phân tích các hệ số thanh toán đã được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong 2 năm 2005 và 2006, hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hệ số này chỉ có ý nghĩa trong thời gian dài hạn. Các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng không mấy quan tâm đến chỉ tiêu này vì trên thực tế, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp nhưng tính thanh khoản của tài sản cố định lại rất thấp. Để xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được quan tâm nhiều nhất. Chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 trong năm 2005 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan. Tuy nhiên, trong năm 2006, hệ số này là 0,669, sụt mạnh so với năm 2005. Sở dĩ như vậy là vì cuối năm 2006 so với đầu năm 2006, tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm trong khi tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng. Doanh nghiệp không chú trọng nhiều đến việc phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh vì tính ổn định của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trên Báo cáo tài chính là không cao. Hơn nữa, thực trạng tại doanh nghiệp cho thấy nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt phát sinh hàng ngày. Việc phân tích chỉ tiêu này mang tính chủ quan và đòi hỏi kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, có sự so sánh với các doanh nghiệp

khác cùng ngành. Hiện nay ở Việt Nam, do hạn chế về thông tin mà thực hiện sự so sánh đó là không thể.

Trong năm 2006, tuy doanh thu tăng không nhiều nhưng khoản phải thu khách hàng lại tăng vọt. Sở dĩ như vậy là vì doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán chậm đối với những khách hàng là doanh nghiệp. Mục đích của công ty là thu hút khách hàng mới, tạo dựng niềm tin với khách hàng quen thuộc, mở rộng thị trường. Nhưng công ty đã không chú trọng nhiều đến chất lượng dịch vụ nên chiến lược kinh doanh đó không đạt hiệu quả như mong đợi. Chất lượng dịch vụ trong ngành vận tải taxi thể hiện ở thời gian phục vụ khách hàng, chất lượng xe và tác phong làm việc của nhân viên lái xe. Thực trạng tại công ty cho thấy, định kỳ doanh nghiệp không có kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, và qua điều tra sơ bộ, rất nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp không hài lòng với chất lượng xe.

Trong các khoản nợ ngắn hạn, khoản mục vay ngắn hạn và phải trả công nhân viên cuối năm so với đầu năm tăng. Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, không một doanh nghiệp nào không vay vốn. Trong năm 2006, doanh nghiệp đã vay vốn (ngắn hạn và dài hạn) để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Đây là một việc làm đáng khích lệ, dấu hiệu doanh nghiệp đã có những đầu tư theo chiều sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng của doanh nghiệp được trình bày trong phần tiếp theo của chuyên đề. Điều đáng lo ngại là khoản mục phải trả công nhân viên của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm tăng. Qua xem xét số liệu lao động trong hai năm 2005 và 2006, doanh nghiệp không thuê thêm nhân viên (kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp). Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vấn đề thanh toán lương cho công nhân viên, không nên để tình trạng nợ đọng kéo dài vì lương vừa là nhân tố chi phí vừa là nhân tố thúc đẩy tinh thần người lao động.

* Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong năm 2007

Bảng 2.11. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2007

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm So sánh

Số tiền (đồng) (đồng) Tỷ trọn g (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọn g (%) Số tuyệt đối (đồng) Số tương đối (%)

Các khoản phải thu 112.409.059 100 43.629.058 100 -68.780.001 -61,19

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA (Trang 47 - 49)