II. TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
2. Những tồn tạ i:
2.2. Những tồn tại từ phía ngân hàng:
Trong những năm qua, tuy hoạt động huy động và sử dụng vốn của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng đã đạt được
một số thành tựu như: nguồn vốn huy động ổn định và tăng trưởng đều, dư nợ
ngày một tăng, nợ quá hạn giảm dần... Nhưng trong công tác huy động và sử
dụng vốn của mình, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà
Trưng vẫn bộc lộ một số tồn tại nhất định cần khắc phục.
a/ Những tồn tại trong công tác huy động vốn:
- Nguồn vốn mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà trưng huy động trong các năm qua tuy có sự tăng trưởng nhưng với
tốc độ không cao, chất lượng nguồn vốn chưa tốt. Nguồn vốn huy động được đa phần là từ phát hành kỳ phiếu, trong khi đó tiền gửi của dân cư và của các
tổ chức kinh tế ít và ngày càng có xu hướng suy giảm. Trong khi đó việc phát
hành kỳ phiếu lại không được ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào điều hành của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội. Do đó lượng vốn huy động có thể biến động thất thường ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay của ngân hàng.
Mặc dù lượng vốn huy động mà ngân hàng huy động bằng đồng ngoại tệ
(mà chủ yếu là đôla Mỹ) ngày một tăng và với tốc độ quy mô ngày một cao, nhưng trong khi đó lượng vốn mà ngân hàng huy động bằng đồng nội tệ lại
suy giảm, tư đó làm mất cân đối nguồn vốn huy động giữa đồng nội tệ và ngoại tệ.
- Việc huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp Hai Bà Trưng mới chủ
yếu tập trung vào việc phát hành kỳ phiếu và một phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Còn việc huy động vốn trong các doanh nghiệp quốc doanh, và
đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít. Vì lượng vốn của các
doanh nghiệp chiếm một phần rất lớn và quan trọng trong nền kinh tế.
- Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, mới chỉ tập trung ở một
số hình thức như nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu. Trong khi đó ngân hàng
chưa tạo dựng nguồn vốn của mình bằng việc đi vay ngân hàng khác, vay các tổ chức tín dụng, nhằm tăng tổng nguồn vốn huy động đảm bảo nhu cầu vay
vốn của các cá nhân, các tổ chức kinh tế để từ đó đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng.
b/ Những tồn tại trong công tác sử dụng vốn:
Công tác sử dụng vốn có những tồn tại sau:
+ Tuy rằng tổng dư nợ tín dụng qua các năm cũng tăng lên, nhưng việc đầu tư vốn chưa có chiều sâu. Các hoạt động tín dụng mới chỉ dừng lại ở một
số hoạt động thông thường như cho vay đối với dân cư và tổ chức kinh tế... và
chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn.
+ Với vị trí là một chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Hà Nội nhưng hoạt động cho vay đối với các hộ sản
xuất nông nghiệp, các hộ nghèo, các ngành kinh tế nông nghiệp còn rất ít.
Ngân hàng là một địa chỉ vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn, nhưng
chúng ta thấy việc vốn vay của các hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng vốn
cho vay.
Tình trạng nợ quá hạn của vốn cho các hộ nghèo vay chiếm tỷ lệ khá cao
trên tổng nguồn vốn cho các hộ nghèo vay. Và đây là một bài toán khó cho các cán bộ làm công tác tín dụng, nhằm bảo toàn được lượng vốn của ngân
hàng. Chi nhánh cần đôn đốc và theo dõi tình hình sử dụng vốn của các hộ
nghèo, kết hợp với phòng thương binh xã hội, chính quyền nhằm giải quyết
số nợ khó đòi đó.
- Công tác cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế. Ngân hàng tránh rủi ro khi cho vay đối với các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh, nhưng trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay thì các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình có vai trò quan trọng đối với nền
và dịch vụ khá phát triển do đó ngân hàng có thể dựa vào điều kiện này để tăng thêm hiệu quả công tác sử dụng vốn.
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG