II. TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
2) Nguồn vốn ngoại tệ:
Ngoại tệ chủ yếu mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quận Hai Bà Trưng huy động là Đô la Mỹ. Đây là một ngoại tệ mạnh và có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới.
Để xem xét đánh giá nguồn ngoại tệ mà ngân hàng đã huy động trong
những năm vừa qua, chúng ta hãy xem bảng sau:
Bảng 6. Biến động nguồn vốn ngoại tệ của NHN0 và PTNT quận
HBT
Thời điểm
Nguồn vốn
1996 1997 1998 1999
Tổng vốn ngoại tệ (ngàn USD) 750 1.400 4.300 6.200 Tổng vốn ngoại tệ quy đổi (tr.đồng) 8.800 16.400 59.700 87.000
Biến động (VND) 0 7.600 43.300 27.300
% biến động 0 86,36% 264% 45,73%
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng trưởng một cách nhanh chóng (riêng năm 98 tăng 364% so với 97). Lượng vốn ngoại tệ huy động ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn
năm 98 và đặc biệt năm 99 tỷ lệ này tăng một cách đáng kể 60,42%. Điều này chứng tỏ lượng vốn huy động bằng ngoại tệ ngày một đóng vai trò quan trọng
trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Để có được thành tựu trên Ngân hàng Nông nghiệp quận Hai Bà Trưng
đã tranh thủ sự hỗ trợ của Sở Kinh doanh hối đoái cho nên đảm bảo tiền mặt
bằng ngoại tệ chi trả cho khách hàng, không phải khất khách hàng và đăng ký lấy tiền trước như các ngân hàng khác trên địa bàn.
Để có nguồn vốn ổn định và tăng trưởng Ngân hàng Nông nghiệp quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác huy động vốn bằng
nhiều hình thức tiền gửi để khách hàng lựa chọn. Ngân hàng thực hiện tốt
khâu giao dịch và tiếp thị đối với khách. Đồng thời Ngân hàng thường xuyên khảo sát lãi suất huy động vốn trên thị trường và các tổ chức tín dụng khác để đề xuất Ngân hàng cấp trên điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp với các ngân hàng đóng trên địa bàn Hà Nội.
Tuy là một ngân hàng mới thành lập và mới được Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội quyết định chuyển lên là ngân hàng cấp 3, nhưng công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả nhất định và là tiền đề cho việc
mở rộng kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN HAI BÀ TRƯNG