MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu GD NGLL 12 (Trang 32 - 35)

Sau hoạt động này học sinh cần:

- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay.

- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.

- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau: - Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.

- Những vẻ đẹp của bán sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ. - Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiền hành nhằm định hướng cho học sinh chuẩn bị.

+ Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý. + Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày.

- Giao cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và phương tiện cho hoạt động.

- Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị.

2. Học sinh:

* Chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm. Tình huống gợi ý:

a. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, một nhóm bạn học cùng trường rủ nhau đi lễ chùa. Trong nhóm Hoa vốn là người ăn mặc hợp thời trang và thay đổi mốt liên tục. Hôm nay, Hoa mặc một bộ váy ngắn khoe cặp chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn. Nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. cả nhóm tranh luận khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để tranh luận.

- Yêu cầu thảo luận:

+ Nếu là Hoa bạn sẽ xử sự như thế nào?

+ Bạn đứng về phía nào trong 2 ý kiến trên? Vì sao?

b. Vân là học sinh lớp 11 của một trường THPT ở Hà Nội. Nghỉ hè Vân được vào chơi trong Thành phố Hồ Chí Minh. Một lần cùng bố mẹ đi chợ, nhìn thấy các bà, các cô mặc áo bà ba, Vân bĩu môi nói sao dân Thành phố trong này còn nhiều người lạc hậu thế, thế kỉ XXI rồi mà chả tân tiến tí nào. Bố mẹ Vân bảo Vân không nên chú ý quá đến cách ăn mặc của người khác, miễn họ mặc lịch sự, kín đáo là được, nhưng Vân vẫn không chịu hiểu.

- Yêu cầu thảo luận:

c. Xây dựng tiểu phẩm khi có khách đến chơi nhà: cần giao tiếp đón khách như thế nào?

- Yêu cầu thảo luận:

Bạn nhận xét gì về cách giao tiếp ứng xử của khách và của chủ nhà trong tiểu phẩm trên?

- Nếu bạn là chủ nhà, bạn sẽ đón khách như thế nào? - Nếu bạn là khách, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

d. Nam và Lan học cùng trường nhưng khác lớp. Hai bạn biết nhau nhưng chưa quen. Cả hai có cảm tình với nhau. Nam đã mạnh dạn viết thư làm quen trước.

- Yêu cầu thảo luận:

+ Nam có nên biểu hiện tình cảm trong bức thư không? + Lan có thể biết thư làm quen với Nam được không? + Người nhận sẽ đáp lại bức thư như thế nào?

* Cử các nhóm chuẩn bị đóng vai theo các tình huống giả định. * Xây dựng các câu hỏi thảo luận.

* Mời cố vấn chuyên môn là giáo viên dạy môn GDCD và môn Ngữ văn.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

- Mở đầu: Hát một số bài hát tập thể.

- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. - Giới thiệu đại biểu, cố vấn.

- Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động. Nêu rõ các chủ đề cần sắm vai.

- Giới thiệu các nhóm sẽ sắm vai theo các tiểu phẩm, gợi ý hoặc tự xây dựng theo tình huống giả định.

- Lần lượt nêu tên tiểu phẩm, sau đó các nhóm tự giới thiệu các vai và nhân vật trong tiểu phẩm.

- Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Mỗi tiểu phẩm từ 5 - 10 phút.

- Sau các tiểu phẩm, người dẫn chương trình nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Mỗi nhóm 5 - 7 người. Thời gian thảo luận là 10 - 10 phút. Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy.

- Sau khi các nhóm thảo luận, người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Sau đó cả lớp cùng trao đổi thêm.

- Cuối cùng người dẫn chương trình mời cố vấn chuyên môn tóm tắt lại những ý kiến và kết luận.

V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.

Hoạt động 3

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘCI. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG

- Giúp cho HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Rèn luyện hành vi ứng xử phát huy văn hoá dân tộc.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

• Học sinh xây dựng tiểu phẩm dựa trên những tình huống xoay quay nội dung của chủ đề.

1. Giáo viên đưa ra tình huống:

Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự đồng ý của gia đình, hai cô cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ tục lễ vấn danh, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà không đáng đó. Này nhé, đám cưới ở thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn trầu cau gì đâu...". Nghe Tân nói, Nga thoáng buồn nhưng cô ta nhỏ nhẹ thuyết phục người yêu...

Yâu cầu thảo luận:

Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình? Thái độ của Nga xử sự với người yêu?

2. Một số câu hỏi thảo luận

a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?

b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không?

c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga?

* Đáp án gợi ý:

a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới luôn có mâm trầu cau.

b. Đám hỏi, lễ nạp tài... là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

c. Cô Nga không đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách xử sự tế nhị có văn hoá. Sự thuyết phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị sẵn tình huống với hình thức gợi ý. - Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.

- Chọn 2 - 4 HS đóng vai theo tình huống giả định. - Chọn 1 em dẫn chương trình.

- Chuẩn bị trò chơi khởi động.

- Mời một cố vấn chuyên môn dạy môn GDCD đến dự. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

Một phần của tài liệu GD NGLL 12 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w