0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ PHẦN MỀM GIẢI ĐOÁN ẢNH ENVI XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 -36 )

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Phú Vang

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa lý là; 1070 34’20’’ đến 1070 50’50’’ độ kinh Đông và 160 20’13’’ đến 160 34’30’’ độ vĩ Bắc. Với ranh giới hành chính được xác định như sau:

Phía Tây giáp huyện Hương Trà

Phía Nam giáp Thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc

Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong 19 xã thì có tới 13 xã ven biển, đầm phá, còn lại là các xã trọng điểm nông nghiệp. Tổng diện tích của toàn huyện là 27.987,03 ha chiếm 5,52% diện tích của tỉnh.

Ranh giới của huyện được bao bọc bởi biển Đông, sông Hương, sông Như Ý, sông Lợi Nông và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ngoài ra còn nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của vùng và của tỉnh như: Quốc lộ 49, Quốc lộ 49B, Tỉnh lộ 2, 3, 10A, 10B, 10C, 10D và các tuyến trục ngang nối các Tỉnh lộ với Quốc lộ, tạo thành hệ thống giao thông thuỷ, bộ hợp lý nên huyện Phú Vang được đánh giá là một trong những huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa trong nội bộ huyện với các vùng khác trong tỉnh và các tỉnh bạn.

4.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Phú Vang thuộc vùng đất trũng, diện tích đầm phá, đất ngập mặn khá lớn, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và các doi cát. Với đặc điểm như vậy thì huyện Phú Vang có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình dưới 1%, độ cao trung bình so với mực nước biển là 1,5m. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, tuy nhiên sự thay đổi này là rất ít.

4.1.1.3. Khí hậu

Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu sự chuyển tiếp giữa khí hậu miền Nam và miền Bắc.

Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào các tháng 6,7,8 với nhiệt độ trung bình tháng trên 290C và thấp nhất thường ở tháng 12, tháng 1, tháng 2 năm sau, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 40,10C, thấp nhất tuyệt đối là 10,20C

Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, vì vậy giai đoạn này huyện thường xảy ra lũ lụt gây khó khăn cho đời sống sản xuất.

4.1.1.4. Thủy văn

Phú Vang có mạng lưới sông ngòi khá dày, trung bình cứ 1 km2 lại có 1 km sông ngòi. Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng mạnh của sông Hương, diện tích lưu vực sông Hương trên địa bàn huyện là khoảng 3.000km2, lưu lượng mùa lũ là 12.000m3/s nhưng mùa khô cạn thì chỉ đạt 1m3/s.

Ngoài sông Hương ra thì còn có sông Như Ý, sông này có chiều dài 12km, lưu vực sông này bao gồm các xã Phú Dương, Phú Thanh, Phú Mậu, Phú An, Phú Mỹ, Phú Hồ và thị trấn Thuận An.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Đất ở đây được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, phân bố trên nhiều địa hình.

Trong tổng số 27.987,03ha đất tự nhiên thì có các loại đất chính như sau: Đất cát: Được hình thành từ các vùng ven biển với diện tích 8.975,3ha chiếm 32% diện tích tự nhiên, bao gồm đất cát ven biển và đất cồn cát. Một phần nhỏ của nhóm đất cát này là để phục vụ du lịch bãi biển và trồng rừng phòng hộ còn lại là chưa được khai thác sử dụng.

Đất mặn ven biển: Với diện tích 198,2ha chiếm 0.7% diện tích tự nhiên, loại đất này được hình thành do chịu tác động trực tiếp của nguồn nước mặn, phân bố chủ yếu ở xã Vinh Hà. Đất mặn ở đây thường có màu tím hoặc hơi xám, đất chua tỷ lệ đạm và mùn từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phân bố khá tập trung ở những nơi có địa hình bằng phẳng thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.

Đất phù sa: Với diện tích 1.753,9ha chiếm 6,3% diện tích tự nhiên. Đất này tập trung ở các vùng đồng bằng hẹp quanh lưu vực các con sông lớn như sông Hương, sông Lợi Nông, sông Như Ý… Đây là loại đất có ý nghĩa cho sản

xuất nông nghiệp của huyện vì vậy được khai thác triệt để vào sản xuất hoa màu, lương thực cũng như cây công nghiệp ngắn ngày. Đất phù sa ở đây rất tốt do được cung cấp thêm một khối lượng phù sa từ các đợt lũ lụt trong năm.

Đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích 7655,8ha chiếm 27,3% diện tích tự nhiên, là loại đất được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau, được nhân dân địa phương cải tạo nên những chân ruộng sản xuất nông nghiệp chủ yếu phân bố ở các xã đồng bằng.

Đất mặt nước và sông hồ: Diện tích 9.403,8ha chiếm 33,6% diện tích tự nhiên.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện là 1.524,7ha, chiếm 5,45% diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ. Tài nguyên rừng ở đây đơn điệu, cây trồng chủ yếu là phi lao chắn cát nên có độ che phủ thấp.

4.1.1.7. Tài nguyên biển và đầm phá

Huyện Phú Vang có trên 40km đường bờ biển và đầm phá Tam Giang rộng hơn 6.975ha, 2/3 số xã với trên 23.634 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Tiềm năng và thế mạnh của huyện Phú Vang chính là nguồn lợi từ biển và đầm phá, huyện có thể phát triển mạnh hơn nữa tiềm năng du lịch biển và nuôi trồng thủy hải sản.

4.1.1.8. Cảnh quan môi trường

Được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển du lịch, vấn đề môi trường đã được tỉnh và huyện quan tâm và có nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và cải thiện theo hướng có lợi. Theo kết quả báo cáo hàng năm của các ngành, nhìn chung điều kiện môi trường của Phú Vang còn khá tốt. Tuy nhiên, từng lúc từng nơi vẫn còn những tồn tại cần phải được quan tâm giải quyết trên nhiều lĩnh vực bao gồm:


Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ PHẦN MỀM GIẢI ĐOÁN ẢNH ENVI XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 -36 )

×