Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa.
Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì (dễ nhầm với quất làm cảnh). Tên khoa học: Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ cam quýt. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 đến 5 m, thường mọc hoặc được trồng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, tới miền Nam Trung Quốc.
Bộ phận làm thuốc gồm: quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô.
Một số thí nghiệm cho thấy, cao chiết từ lá hồng bì có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng chuột nhờ hoạt chất lasimit; kìm hãm một vài chủng ký sinh trùng sốt rét và diệt ký sinh trùng đường ruột. Ngoài ra, cao khô chiết suất bằng methanol có tác dụng kháng khuẩn: tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) và vi khuẩn đường ruột E.coli. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh quất hồng bì điều trị các chứng bệnh lỵ amíp, trực trùng (phối hợp với khổ luyện tử, hòe hoa) cho kết quả tốt hơn tân dược (ganidan, tetracyclin).
Y học cổ truyền dùng nhiều bộ phận của quất hồng bì làm thuốc. Hạt và vỏ rễ cây vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa. Dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phụ nữ sau đẻ. Lá quất hồng bì được dùng trong các chứng cảm mạo, sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc. Quả dùng cho người tiêu hóa kém, buồn nôn, ho kéo dài (nếu ho cấp tính do nhiễm trùng, cần phối hợp kháng sinh; nếu ho do lao thì phải điều trị thuốc chuyên khoa). Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ, có thể lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 30 g, rễ sử quân 20 g, quả khế chua 20 g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.
24H.COM.VN (Theo SK&ĐS)
Thứ Ba, ngày 15/03/2005, 07:33 Bản in | Gửi bài này đi
Bí đao
Bí đao có tên khoa học là Benincasa hispida hay Cucrubita hispida, và nó thuộc họ Bầu bí. Quất hồng bì. Quất hồng bì.
Quả bí non: Quả bí non nhỏ bằng ngón tay ăn như rau sống vì giòn, đặc không ruột, ăn nhiều bị tiêu chảy vì tính nhuận trường mạnh hơn quả bí chín.
Quả bí chín: 100g bí đao sinh 19 calori, gồm 0,76g protein, 0,lg chất béo, 4,7g glucid, 32mg
photpho,150mg kali, 10mg calci, 10mg manhê, 0,4mg sắt, 1,5mg vitamin C. Bí đáo có khả năng dinh dưỡng thấp.
Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí.
Bí, chuối, trứng đều cần thiết cho thực đơn người làm việc căng thẳng:
- Trứng có đủ chất bổ dưỡng, nó lại cung cấp những nguyên liệu cho các chất dẫn truyền trung gian cuả hệ thần kinh. Trứng ninh tâm, bổ tỳ.
- Chuối có nhiều magiê để giảm tress, thần kinh đỡ căng thẳng. Chuối cũng bổ tỳ, tăng hấp thụ chất bổ dưỡng.
- Bí thanh nhiệt, nhuận tràng, cơ thể không bồn chồn bứt rứt.
+ Bí luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch. Cao huyết áp, tiểu đường đều có nguyên nhân xâu xa là âm suy, hãy ăn món này để bổ âm. Bí đao chấm muối mè nhuận trường với cơ chế sau đây:
·Âm suy nên âm dịch không đủ, cơ thể giữ nước nên phân khô cứng. Mè đen bổ âm. ·Chất dầu cuả mè đen làm phân trơn.
·Chất sợi trong bí đao tăng thể tích phân, phân không đóng tảng. Nó lại kích thích nhu động ruột.
+ Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng cho người muốn giảm thân trọng như mấp phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.
+ Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt:
+ Bí xào trứng là món ăn bổ dưỡng nên dùng cho người bệnh đái đường. + Canh cá chép nấu với bí đao và hành củ để trị phù thũng
Chú ý : Dây bí đao giã vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang. Tóm lược: Bí đao thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.
24H.COM.VN (Theo YHCT)
Thứ Ba, ngày 08/03/2005, 07:35 Bản in | Gửi bài này đi
Ba đậu