Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh (Trang 50 - 54)

Xét về cơ cấu ngành nông nghiệp có tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất trong tổng nợ quá hạn theo ngành kinh tế. Năm 2006 có tỷ trọng là 47,24%, năm 2007 là 47,50 và chiếm 53,98% vào năm 2008. Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng thấp nhất, tỷ trọng qua 3 năm là 1,31% - 1,69% - 1,88%. Đối với ngành xây dựng có tỷ trọng tăng giảm qua các năm, năm 2006 là 2,40%, năm 2007 chiếm 7,27%, đến năm 2008 có tỷ trọng là 3,29%. Ngành thương nghiệp tuy có tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ nhưng tỷ trọng nợ quá hạn lại không cao lắm, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 14,14% - 11,97% - 9,74%. Ngành khác có tỷ trọng nợ quá hạn khá cao trong tổng nợ quá hạn (trên 30%).

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 87

Bảng 18: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 2.165 47,24 4.278 47,50 9.006 53,98 2.113 97,60 4.728 110,52

Công nghiệp chế biến 60 1,31 152 1,69 314 1,88 92 153,33 162 106,58

Xây dựng 110 2,40 655 7,27 549 3,29 545 495,45 (106) (16,18)

Thương nghiệp 648 14,14 1.078 11,97 1.625 9,74 430 66,36 547 50,74

Ngành khác 1.600 34,91 2.843 31,57 5.191 31,11 1.243 77,69 2.348 82,59

Tổng cộng 4.583 100 9.006 100 16.685 100 4.423 96,51 7.679 85,27

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 88 2006 14,14% 34,91% 47,24% 2,40% 1,31% Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng

Thương nghiệp Ngành khác

Hình 17: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

- Về tốc độ tăng giảm, nợ quá hạn ngành nông nghiệp: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng cao qua các năm, năm 2007 nợ quá hạn tăng đến 97,60% so với năm 2006, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 110,52%. Về phía Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý khó khăn. Một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng nên khó kiểm soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng, mặt khác do đa số khách hàng sống ở nông thôn, thông tin liên lạc chưa thuận tiện lắm nên việc gửi giấy thông báo lãi hay điện thọai nhắc nhở khách hàng đóng lãi cũng gặp nhiều bất tiện vì vậy gây trở ngại cho công tác thu nợ của Ngân hàng. Thêm vào đó, trong những năm qua tình hình kinh tế có những biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản đứng giá, đa số người dân sản xuất nhỏ lẻ, không nắm bắt kịp thông tin thị trường nên việc sản xuất của một số hộ không hiệu quả gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

- Ngành công nghiệp chế biến: Nợ quá hạn ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng rất cao, tốc độ tăng trên 100%. Nợ quá hạn năm 2007 tăng 153,33% so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục tăng 106,58% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng rất cao nhưng do có tỷ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần chú ý đến các món vay của nhóm

200731,57% 31,57% 11,97% 1,69% 7,27% 47,50% 2008 31,11% 9,74% 3,29% 1,88% 53,98%

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 89 khách hàng này, mặc dù Ngân hàng đang cố gắng nâng cao doanh số cho vay đối với ngành này nhưng cũng cần thẩm định và chon lọc kỹ khi cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao như hiện nay.

- Ngành xây dựng: Nợ quá hạn tăng giảm quá các năm, năm 2006 là 110 triệu đồng, sang năm 2007 tăng rất cao tới 495,45% so với năm 2006. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, thanh toán hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nãi trong việc trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, đối với khách hàng vay để xây hoặc sửa chửa nhà ở thì việc sử dụng vốn dùng cho các mục tiêu liên quan đến nhà ở nên món vay này khi được đầu tư thì nguồn trả nợ không hình thành từ vốn vay mà bằng một nguồn khác, nên khi nguồn thu nhập có vấn đề thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ quá hạn l à rất cao. Năm 2008 nợ quá hạn giảm 106 triệu đồng với tỷ lệ 16,18% so với năm 2007. Do nợ quá hạn năm 2007 tăng rất cao nên Ngân hàng đã chú trọng nhiều đến công tác thu hồi nợ, thẩm định kỹ, đánh giá rủi ro trước khi quyết định cho vay. Do đó làm cho doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ tăng lên nên nợ quá hạn năm 2008 đã giảm xuống.

- Đối với ngành thương nghiệp: Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua cũng tăng khá cao. Năm 2007 so với năm 2006 nợ quá hạn đối với ngành thương nghiệp tăng 430 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 66,36%. Đến năm 2008 tăng 547 triệu đồng tức tăng 50,74% so với 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong những năm qua được sự khuyến khích của địa phương cộng với sự hỗ trợ của Ngân hàng, đây là lĩnh vực kinh doanh dễ kiếm lời và nhanh thu hồi vốn. Do vậy một số đối tượng không am hiểu cũng như chưa có kinh nghiệm thấy người khác kinh doanh có lời nên cũng ồ ạt kinh doanh theo. Như kinh doanh ô tô, xe máy phải đóng cửa do những ngành này cần vốn khá nhiều, chi phí phát sinh rất cao nếu không thu hút được khách hàng thì vốn không thu hồi được mà còn tốn thêm chi phí quản lý, kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Ngành khác: Nợ quá hạn của ngành này tăng cao qua các năm. Năm 2007 là 2.843 triệu đồng tăng 1.243 triệu đồng hay tăng 77,69% so với năm 2006. Sang năm 2008 là 5.191 triệu đồng, tăng 2.348 triệu đồng tức tăng 82,59% so với

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 90 năm 2007. Do nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh tác động khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Nợ quá hạn tăng chủ yếu do ngành thủy sản tăng cao, vì trong tổng nợ quá hạn ngành khác thì ngành thủy sản chiếm trên 90%. Hiện nay ngành thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tôm chết hàng loạt, lại bị các thương lái ép giá nên người dân không thu được lợi nhuận do đó không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Còn các ngành nhà hàng khách sạn, vận tải… thì ảnh hưởng không đáng kể.

Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Thêm vào đó, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện. Vì vậy, để nợ quá hạn ngày một giảm dần cần theo dõi quá trình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng, công tác thẩm định cần tiến hành thật kỹ, đồng thời cho vay có chọn lọc, có biện pháp đôn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh (Trang 50 - 54)