Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh (Trang 47 - 50)

Thành phần kinh tế Nhà nước qua 3 năm đều không phát sinh nợ quá hạn. Điều này cho thấy thành phần kinh tế Nhà nước trong tỉnh có uy tín cao, hoạt động kinh doanh tương đối ổn định nên việc trả nợ cho Ngân hàng vẫn đang được thực hiện tốt. Từ đó cho thấy Ngân hàng rất có chọn lọc trong việc cho vay đối với thành phần kinh tế này. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ quá hạn, năm 2006 không phát sinh nợ quá hạn, năm 2007 có phát sinh nợ quá hạn nhưng rất thấp chỉ có 2,56%, đến năm 2008 tỷ trọng này là 3,01%. Thành phần kinh tế cá thể có tỷ trọng nợ quá hạn qua 3 năm đều rất cao (trên 90%) trong tổng nợ quá hạn. Đa số khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể đều vay ngắn hạn, do đó c ùng với nợ quá hạn ngắn hạn th ì nợ quá hạn thành phần kinh tế cá thể cũng chiếm tỷ trọng rất cao.

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 84

Bảng 17: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước - - - -

Kinh tế ngoài quốc doanh - - 231 2,56 503 3,01 231 100 272 117,24

Kinh tế cá thể 4.583 100 8.775 97,44 16.182 96,99 4.192 91,47 7.407 84,41

Tổng cộng 4.583 100 9.006 100 16.685 100 4.423 96,51 7.679 85,27

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 85 0 5000 10000 15000 20000 2006 2007 2008 Năm Triệ u đồng Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể

Hình 16: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Xét về tốc độ tăng giảm, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ tăng rất cao, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì không đáng kể so với thành phần kinh tế cá thể. Năm 2007 nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh là 231 triệu đồng tăng 100% so với năm 2006 do năm 2006 không có nợ quá hạn. Năm 2008 nợ quá hạn tăng tới 117,24% hay tăng 272 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tăng cao do nền kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, chi phí đầu vào. Một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.

Đối với kinh tế cá thể : Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ quá hạn của Chi nhánh trong những năm qua tập trung vào đối tượng này, cả về số tuyệt đối lẫn tương đối đều tăng rất cao. Năm 2007 nợ quá hạn của cá thể hộ gia đình tăng 91,47% tương ứng với 4.192 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tốc độ tăng nợ quá hạn là 84,41% tức tăng 7.407 triệu đồng so với năm 2007. Do doanh số cho vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, không có nguồn thu nhập phụ nếu như bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch

GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 86 bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá vật nuôi trên thị trường, không tìm được nguồn tiêu thụ thì họ sẽ không có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ quá hạn của đối tượng này cao.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)