Đặc điểm biểu hiện và tính chất hoạt động của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI GIÁO DỤC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC (Trang 37 - 39)

4. Sự khác biệt giữa kinh tế giáo dục học xã hội chủ nghĩa và kinh tế giáo dục học tư bản chủ nghĩa

4.2. Đặc điểm biểu hiện và tính chất hoạt động của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục.

hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục.

Giải quyết tương quan phát triển giáo dục và kinh tế trong trạng thái phù hợp với nhau là vấn đề khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo các quy luật về kinh tế, xã hội và giáo dục. Ở đây, các quy luật kinh tế: quy luật kinh tế cơ bản và quy luật phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sựđịnh hướng của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định ra quy hoạch phát triển giáo dục.

- Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội quy định tính chất của hoạt động giáo dục trong đời sống xã hội chủ nghĩa: Giáo dục vừa thuộc khía cạnh thứ nhất của quy luật (thoả mãn đời sống văn hoá, tinh thấm vừa thuộc khía cạnh thứ hai (nhân tố góp phần thành đạt mục tiêu).

4.2.1. Đặc điểm biểu hiện và tính chất hoạt động của quy luật này trong lĩnh vực giáo dục là: Chế độ xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có quyền học tập và phát triển hài hoà nhân cách với những điều kiện ngày càng tốt hơn

để trình độ văn hoá chung ngày càng cao hơn. Từ đó mà xã hội luôn luôn được bổ sung đội ngũ lao động có khả năng tạo ra năng suất lao động cao để phát triển kinh tế.

+ Mức độ thoả mãn nhu cầu về giáo dục cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền sản xuất, vào tài nguyên của đất nước (mức độ này chỉ do những nhu cầu kinh tế xã hội chung mà còn được quy định bởi việc phải tạo cho mỗi thành viên trong xã hội có cơ hội bình đẳng tiếp xúc học vấn và đào tạo).

4.2.2. Quy luật phát triển kinh tế quốc dân theo cơ chê thị trường bằng sựđịnh hướng của nhà nước sẽ quy định phương thức vận động của hệ thống giáo dục trong hệ thống kinh tế quốc dân.

+ Cương lĩnh xây dựng đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: “xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác, xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, vật tư, dịch vụ, tiền vốn, sức lao động, thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt cả nước với thị trường thế giới”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương tạo lập tương đối đồng bộ các yếu tố thị trường” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 - NXBCTQG. 1996, tr. 98).

+ Cơ chế thị trường: cơ chế thị trường là cơ chế tựđiều tiết, vận hành nền kinh tế hàng hoá dưới tác động của hệ thống các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Theo cơ chế này, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hoá phải tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Giá của các hàng hoá là sự thể hiện tập trung nhất sự tác động biện chứng của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả tự do, người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả.

- Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá, nó quy định việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải ngang giá. Quy luật này có hình thức biểu hiện của nó thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường.

- Cơ chế thị trường sẽ vận hành tốt khi có môi trường cho nó hoạt động tốt bao gồm: môi trường chính trị (đó là sựổn định chính trị, ổn định vềđường lối, chính sách, pháp luật, thể chế và bộ máy nhà nước mạnh); môi trường kinh tế (môi trường kinh tế lành mạnh, cạnh tranh tự do, bình đẳng, các chủ thể kinh tế được chủ động sản xuất kinh doanh); môi trường văn hoá (đó là văn hoá ứng xử trong quan hệ kinh tế, trung thực, trọng chữ tín, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ý thức tuân thủ pháp luật).

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI GIÁO DỤC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)