Môi trường và các điều kiện giáo dục có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục. Muốn cho giáo dục đạt hiệu quả cao, các chính phủ cần có những chính sách tác động đến môi trường để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục; xây dựng các chính sách và công cụ để thể chế hoá các hoạt động giáo dục, người dạy, người học cũng như cơ sở vật chất - thiết bị và tài chính cho các hoạt động giáo dục. Kinh tế học giáo dục cần nắm được các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giáo dục để có các biện pháp tác động phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
3.1. Môi trường kinh tế- xã hội của giáo dục
Các yếu tố môi trường chính là khung cảnh trong đó diễn ra các hoạt động giáo dục - đào tạo. Môi trường kinh tế - xã hội của giáo dục bao gồm các yếu tố thuộc về nền kinh tế, lao động việc làm, chính trị xã hội, văn hoá, phong tục tập quán, bầu không khi tâm lý xã hội...Hoạt động giáo dục đào tạo chỉ có thể có hiệu quả nếu nó được diễn ra trong một môi trường giáo dục thuận lợi. Những yếu tố môi trường kinh tế - xã hội có tác động đến sự phát triển của giáo dục có thểđược cụ thể hóa như sau:
- Khả năng tìm việc làm cao và thuận lợi của người học;
- Mở rộng và đào tạo những ngành mới, đặc biệt là những nghề lao động trí tuệ và lao động chất lượng cao; :
- Nền kinh tế có tăng trưởng khá ổn định;
- Nhận thức và sự tham gia của nhân dân về giáo dục, nhu cầu học tập của nhân dân và tầng lớp thanh, thiếu niên được nâng cao.
cải thiện;
- Môi trường gia đình lành mạnh, coi trọng học vấn Và lôi sống văn minh;
- Hệ thống truyền thống đại chúng hướng vào việc tuyên truyền, tư vấn và hỗ trợ học tập;
Trình độ đô thị hoá cao, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh.
- Công bằng về các cơ hội học tập được đảm bảo; - Uy tín nghề nghiệp của giáo viên được đánh giá cao.
Việc tạo ra môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, khai thác những lợi thế của môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực của chúng là nội dung quan trọng trong nghiên cứu kinh tế học giáo dục, là trách nhiệm của các nhà quản lý, của cán bộ giáo viên của toàn xã hội.
3.2. Chính sách và công cụ thể chế hoá giáo dục
Có thể hiểu quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được thể hiện ở chính sách và ngân sách. Trong những năm qua, chúng ta đã ban hành Luật Giáo dục, xây dựng Chiến lượng phát triển giáo dục 2001 - 2010 và nhiều văn bản pháp quy khác góp phần định cho việc phát triển giáo dục - đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các năm kịp theo.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết (Nghị quyết TW 4 khoá VII, Nghị quyết TW 2 khoá VIII, Nghị quyết TW 6 khoá IX, Luật giáo dục...) đã tạo điều kiện để thể chế hoá các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục nước ta phát triển. Chính sách và công tác kế hoạch hoá giáo dục hiện nay chủ yếu hướng vào việc quản lý, nâng cao chất lượng con người, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống. Thực chất của phát triển bền vững trong giáo dục là phát triển chất lượng tổng thể của cả quy mô lẫn của kết quả giáo dục - đào tạo. Có thể nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc thể chế hoá các tiêu chuẩn chủ yếu cho các hoạt động này. Công cụ thể chế hoá là hệ thống chuẩn quốc gia. Chuẩn quốc gia được thiết lập và áp dụng trong các lĩnh vực nội dung giáo dục, đào tạo giáo viên, công nghệ và phương tiện và môi trường vật chất cho các hoạt động giáo dục.
3.3. Cơ sở vật chất - thiết bị và tài chính cho giáo dục
Bên cạnh các yếu tố chương trình, nội dung giáo dục, cơ sở vật chất thiết bị là điều kiện quyết định chất lượng của môi trường giáo dục. Cơ sở vật chất gồm: Hệ thống các lớp học, thư viện trường học cùng với những tài liệu phục vụ học tập, các phương tiện tìm kiếm thông tin như mạng Internet, các dụng cụ phục vụ hoạt động thí nghiệm, thực hành, thời gian dành cho các hoạt động giáo dục... Yếu tố quan trọng của nội dung này là đầu tư về mặt tài chính. Trong đầu tư phát triển giáo dục, cần ưu tiên về mặt tài chính. Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được thể hiện rõ nét ở
chính sách và ngân sách giáo dục quốc gia. Quan niệm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Xu thế chung của thế giới hiện nay là ưu tiên hơn nữa cho đầu tư phát triển giáo dục. Tỷ lệ vốn ngân sách dành cho giáo dục hàng năm đều tăng.
3.4. Giáo viên và người học.
Giáo viên là nhân tố có ảnh hưởng quyết định của sự nghiệp giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Kiến thức và kỹ năng của giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục - đào tạo cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho giáo viên đủ sống bằng nghề của mình, yêu nghề, thường xuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Nhân tố người học giữ vai trò động lực bên trong của sự phát triển giáo dục.
Có thể nói, mọi tác động giáo dục chỉ có hiệu quả khi người có sựđáp ứng tích cực của người học, khi người học tham gia vào hoạt động giáo dục - đào tạo một cách tích cực chủđộng. Hai yếu tốảnh hưởng tích cực đến hiệu quả giáo dục là khả năng và động cơ học tập của học sinh. Khả năng và động cơ học tập của học sinh được xác định bởi chất lượng của môi trường gia đình và nhà trường, tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của học sinh, kinh nghiệm học tập của cha mẹ, cũng như mức độ quan tâm đến việc học tập của con em họ. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, gia đình và xã hội phải quan tâm đến sức khoẻ thể chất của các em thông qua các chương trình dinh dưỡng và y tế, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc về thể lực, trí lực, tình cảm và hành vi xã hội cho trẻ, chuẩn bị tốt về tâm thế và khả năng học tập cho các em. Muốn xây dựng động cơ học tập của học sinh, cần thiết có sự quan tâm động viên giúp đỡ của gia đình. Động cơ học tập được duy trì và phát triển nếu có sự động viên thường xuyên của gia đình, bạn bè, sự giảng dạy phù hợp của nhà trường. Thực tế cho thấy, đối với những học sinh thành công trong học tập động cơ học tập được duy và phát triển tốt hơn.