Thực trạng kết quả lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mê Linh hiện nay

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm lãnh đạo NTM (Trang 27 - 30)

nông thôn mới ở huyện Mê Linh hiện nay

2.2.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân a) Kết quả đạt được

Ngay khi có Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Trung ương và Chương trình 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy về “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015”; Chương trình 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016 - 2020”; Huyện ủy đã ban hành các quyết định thành lập BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ thực hiện xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thành lập Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh; ban hành các Nghị quyết chuyên đề xây dựng nông thôn mới và công tác dồn ghép ruộng đất trên địa bàn; Chương trình của Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân của huyện giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020; xem xét, phê duyệt quy hoạch sản xuất, xây dựng các vùng trồng trọt, sản xuất tập trung tại 16 xã, thị trấn; chỉ đạo HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể, các ban, ngành thuộc huyện và các xã trên địa bàn triển khai

thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ. Đến nay, huyện Mê Linh đạt được những kết quả như sau:

Toàn huyện Mê Linh có tổng diện tích đất nông nghiệp 7.800 ha. Trong những năm qua, huyện tập trung chỉ đạo đầu tư trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 1,8%. Huyện luôn xác định các vùng có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa nông sản gắn với phát triển hệ thống chế biến sản phẩm và cơ chế liên kết vùng nguyên liệu.

* Về phát triển nông nghiệp: Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai theo Đề án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; Đề án phát triển cây giống vụ Đông, Đề án phát triển chăn nuôi xa khu dân cư tập trung. Đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông Thành phố thực hiện mô hình sản xuất hoa hồng chất lượng cao với diện tích 12ha tại xã Văn Khê, trồng chuối tiêu hồng với diện tích 104,5ha tại các xã Chu Phan, Văn Khê, Tiến Thịnh; thí điểm thực hiện mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu với diện tích 14,5 ha tại xã Liên Mạc. Hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hỗ trợ phát triển làng nghề mây tre ở Tam Đồng, đậu phụ ở Vạn Yên, bánh đa nem ở Tiến Thịnh,...

Đến nay, trên địa bàn huyện đã cơ bản hình thành các vùng sản xuất, vùng chuyên canh lớn, như: vùng trồng rau ở Tráng Việt, Tiền Phong, Văn Khê, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Thanh Lâm, Tiến Thắng; vùng trồng chuối (đất bãi từ Tráng Việt đến Tiến Thịnh); vùng trồng hoa: Đại Thịnh, Kim Hoa, Mê Linh, Thanh Lâm, Văn Khê, Tráng Việt. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 158,4 triệu đồng/1ha, tăng 30,2% so đầu nhiệm kỳ, chỉ tiêu Đại hội (từ 150 - 170 triệu đồng/1ha).

Về tổ chức sản xuất, thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, để đảm bảo tinh gọn và nâng cao hiệu quả sản xuất, các cấp ủy từ huyện tới cơ sở đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc hợp nhất các hợp tác xã, hình thành các hợp tác xã quy mô thôn thành quy mô xã. Đến nay, trên địa bàn huyện còn 50 hợp tác xã các loại (trong đó có 33 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX tín dụng, 14

HTX dịch vụ khác) đang hoạt động hiệu quả.

Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa của các HTX, làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm,, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm hoa tươi của địa phương.

* Về xây dựng Nông thôn mới: Đã huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn huyện có 12/16 xã được công nhận nông thôn mới, còn 04 xã còn lại (Tự Lập, Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan) đạt và cơ bản đạt 16 - 18 tiêu chí, phấn đấu hoàn thành nông thôn mới trong năm 2018.

Các tiêu chí nông thôn mới cấp huyện tiếp tục được cải thiện: đã có 13 tiêu chí đạt (quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa, điện, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thu nhập, lao động việc làm, giáo dục, nhà ở, dân cư, văn hóa, hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng - an ninh); 5 tiêu chí cơ bản đạt (giao thông, thủy lợi, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm); 1 tiêu chí chưa đạt (trường học).

Nhìn chung, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đường làng ngõ xóm, trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang; xây dựng nhà văn hóa đến từng thôn phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư nông thôn; giao thông thủy lợi nội đồng được cứng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVI), toàn huyện tiếp tục cứng hóa được 49,4km đường giao thông ngõ xóm; 7,0 km đường trục thôn; 6 km đường liên xã; 68,5 km trục chính nội đồng bằng cấp phối đá dăm; cải tạo, nâng cấp 169 km kênh mương; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 99 trạm biến áp; 646,5 km đường dây hạ thế; 36,1 km dường dây trung thế; trồng mới 752 cột điện. Ước tổng giá trị đầu tư xây dựng nông thôn mới là 2.468 tỷ đồng. Qua đó, bộ mặt đô thị nông thôn của huyện Mê Linh ngày càng được khang trang, đời sống nhân dân được nâng cao một bước.

* Về nâng cao đời sống cho nhân dân: tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, xóa đượcnhà tạm, nhà dột, nát. Đến tháng 12/2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,21%); đã có 18/18 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia (theo chuẩn mới), tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 80,2%; có 92/92 thôn, làng, tổ dân phố có quy ước, hương ước được phê duyệt, có 65% làng đạt danh hiệu làng văn hóa; thu nhập bình quân năm 2017 đạt 36,6 triệu đồng/người/năm.

b) Nguyên nhân

- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy đã bám sát chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, chính sách của Nhà nước để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao độ; vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết, đề ra được các chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sát với thực tế; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các tổ chức cơ sở Đảng chủ động, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong nông thôn mới.

- Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, huy động và gắn kết các nguồn lực to lớn trong nhân dân thông qua các phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hằng tháng, hằng quý, hằng năm.

- Bên cạnh việc xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền còn quan tâm tới việc duy trì, giữ vững và phát huy các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được. Vì vậy, chất lượng nông thôn mới của huyện không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc từ khi phát sinh, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

- Bước đầu, các cấp ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo huy động các nguồn lực trong xã hội để phục vụ tối đa nhiệm vụ nông thôn mới.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm lãnh đạo NTM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w