0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Kế toán chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 33 -37 )

1 Xi măng bao PC40 TCVN Tấn 300 300 300 425 58,37 27 547

2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng

2.3.2.1. Nội dung kế toán chi phí bán hàng

* Nội dung chung

Công ty CP Xi măng Bút Sơn là một Công ty tương đối lớn trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và mạng lưới tiêu thụ của Công ty cũng do Tổng Công ty phân công và địa bàn tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các tỉnh phía Bắc. Chi phí bán hàng của Công ty trong kỳ không nhỏ và đỏi hỏi công tác quản lý phải được tổ chức một cách chặt chẽ, hợp lý ngay từ khâu chứng từ ban đầu.

Chi phí bán hàng của Công ty là các chi phí liên quan đến việc bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí hao hụt, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Chi phí bán hàng sau khi được tập hợp chung cho sản phẩm tiêu thụ, đến cuối kỳ theo quy định của Công ty, chi phí bán hàng sẽ được phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ.

* Chứng từ sử dụng

Căn cứ để hạch toán chi phí bán hàng là phiếu chi, Bảng tính lương và BHXH, Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ, các chứng từ khác có liên quan.

* Tài khoản sử dụng

Chi phí bán hàng của Công ty được hạch toán trên TK 641-Chi phí bán hàng. Và tài khoản này được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí, cụ thể như quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2.3.2.2. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng

* Kế toán chi phí nhân viên

Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, Công ty CP Xi măng Bút Sơn đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trên đơn giá ban hành của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Đơn giá này được chia làm hai loại đó là: Đơn giá lần đầu được căn cứ trên đơn giá tiền lương của Tổng Công ty và đơn giá lần hai dựa trên sản lượng tiêu thụ sản phẩm, bán thành phẩm của cả năm (Công ty sẽ trình tổng sản lượng tiêu

thụ và đơn giá phù hợp để Tổng Công ty duyệt, sau đó tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên gọi là lương bổ sung), mục đích là để điểu chỉnh tiền lương cán bộ công nhân viên trong Công ty trong những tháng mà sản lượng tiêu thụ không như kế hoạch do cả nhân tố chủ quan và khách quan.

Hàng tháng, kế toán tính số tiền lương, các khoản trích theo lương được tính vào chi phí nhân viên bán hàng như sau:

F

=

Q

x

ĐG

Tổng quỹ lương sản phẩm trong toàn Công ty được xác định theo công thức: Trong đó: F là tổng quỹ lương của toàn Công ty

Q là tổng sản lượng tiêu thụ ĐQ là đơn giá tiền lương

Tiền lương được phân phối cho người lao động qua hai vòng:

Vòng 1: Trả lương theo hệ số lương cố định bằng 1 và theo hệ số mức lương được xếp tại Nghị định 26/CP của Chính phủ, cùng với các hệ số phụ cấp chức vụ, hệ số trách nhiệm, phụ cấp ca 3, phụ cấp khu vực và ngày công thực tế. Mục đích của việc xác định tiền lương vòng 1 là để tính ra số tiền BHXH, BHYT tính vào chi phí nhân viên bán hàng.

Khi nhận được Bảng thanh toán lương từ phòng Tổ chức- Lao động, kế toán sẽ tiến hành phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo tỉ lệ như sau:

- Trích quỹ BHXH 20% tổng số tiền lương cơ bản phân phối ở vòng 1: 15% Công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% được trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động.

- Trích quỹ BHYT 3% trên tổng số tiền lương cán bộ phân phối ở vòng 1: 2% Công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% được trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động

- Trích KPCĐ theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động gồm: tiền lương vòng 1, tiền lương vòng 2 và tiền lương bổ sung (nếu có) và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Những khoản trợ cấp trong các trường hợp ốm đau thai sản của nữ công nhân viên, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được tính toán trên cơ sở mức lương được phân phối ở vòng 1 và theo quy định của Nghị định 26/CP.

Vòng 2: Trả lương theo chức danh công việc, quỹ lương phân phối vòng 2 là phần còn lại của quỹ lương sản phẩm thực hiện được trong tháng, sau khi trừ đi quỹ lương đã chi trả ở vòng 1, trừ số phải trích vào quỹ dự phòng (gọi tắt là Fdpct) không qúa 10% tổng quỹ lương và số phải trích vào quỹ khen thưởng cũng không quá 10%. Việc trả lương vòng 2 được căn cứ vào mức độ phức tạp, yêu cầu trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc được giao và số ngày công thực tế của người lao động, không phụ thuộc vào hệ số lương được xếp theo Nghị định 26/CP.

Ngoài ra, trong trường hợp khi quyết toán quý, sáu tháng hoặc quyết toán năm, nếu vẫn còn quỹ lương thì Công ty sẽ tiến hành phân phối lương bổ sung cho người lao động như phân phối ở vòng 2.

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Công ty Xi măng Bút Sơn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 33 -37 )

×