III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình BDC giai đoạn 2005-
1. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển Các kết quả đạt được
1.1. Các kết quả đạt được
Năm 2009 mặc dù cả nước chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đăc biệt lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty BDC bị anh hưởng trực tiếp, các thị trường truyền thống bị thu hẹp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đài Tiếng Nói Việt Nam, Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo công ty đã lãnh đạo các cán bộ công nhân viên duy trì hoạt động hiệu quả với phương châm “Phát triển để ổn định và ổn đinh để phát triển”. Nhờ đó, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty BDC đã đoàn kết, năng động tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, cập nhật và đổi mới công nghệ, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh…Sự phấn đấu nỗ lực đã giúp công ty đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên và hoàn thành tôt các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua Công ty BDC đều hoàn thành tốt công việc được giao, đó là do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao, luôn được các bạn hàng quốc tế như Thomson, Linear,Harris…tín nhiệm từ nhiều năm qua và được Đài Tiếng Nói Việt Nam đánh giá cao. Đồng thời, công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường địa phương, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng.
Về hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trong 5 năm (từ năm 2005 đến năm 2010) công ty đã dành gần 30 tỷ VNĐ cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất. Nhờ đó sản phẩm của công ty vẫn có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện công trình. Tuy nhiên, với tốc độ tăng quy mô doanh thu như trên thì việc đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị như vậy vẫn chưa phải là con số lớn. Hiện tại, công ty vẫn còn phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa, không chỉ để cải tạo và nâng cấp những máy móc, dây chuyền công nghệ đã lạc hậu mà còn để hiện đại hoá máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty.
Về lĩnh vực công nghệ sản xuất chương trình phát thanh truyền hình: những năm vừa qua công ty đã cung cấp, lắp đặt chuyển giao công nghệ nhiều máy phát sóng phát thanh FM từ 1kW-10kW, nhiều máy phát hình VHF, UHF công suất lớn cho nhiều Đài phát thanh truyền hình tỉnh trong cả nước; rất nhiều trạm phát thanh FM, trạm phát hình có công suất từ 200W-1000W cho các huyện thị của các địa phương trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ năng lực khoa học công nghệ của công ty ngày càng được củng cố và phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách với công nghệ phát thanh truyền hình hiện đại thế giới.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Các chuyên gia của công ty đã nghiên cứu và làm chủ được nhiều công nghệ phát thanh truyền hình tiên tiến, và mới đây nhất là ứng dụng phần mềm Dalet- công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất liên hoàn chương trình phát thanh từ khâu nhập dữ liệu, biên tập phi tuyến, lưu trữ đến phát sóng và phát sóng tự động mà trước đây mỗi khi lắp đặt phải có mặt của chuyên gia cơ sở dữ liệu của Dalet. Đời sống của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được cải thiện; thu nhập bình quân tăng từ 1.900.000 VNĐ lên 2.950.000 VNĐ trong giai đoạn 2005-2010.
Ngoài ra công ty còn cung cấp chuyển giao công nghệ các thiết bị sản xuất phát triển chương trình phát thanh truyền hình cho Chương trình phát thanh quân đội, Truyền hình quân đội, Báo tài nguyên và môi trường, Tổng cục kỹ thuật Bộ công an…
1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển của công ty BDC1.2.1.Chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư 1.2.1.Chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư
Chỉ tiêu C=Lợi nhuận/Vốn đầu tư thục hiện qua các năm sẽ phản ánh hiệu quả các hoạt động đầu tư phát triển của công ty: cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nhằm thực hiện tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nguời lao động. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn đầu tư phản ảnh một cách tổng quát và đầy đủ nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tư của công ty, phản ảnh cả hiệu quả kinh tế lẫn xã hội mà công ty tạo ra trong quá trình hoạt động.
Bảng 17: Chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng NĐT qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận 672 857 971 1.295 1.381
Tổng VĐT 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319
Lợi nhuận/VĐT (C) 0.03 0.0372 0.0367 0.0475 0.0487
Tốc độ gia tăng C (%) 0 24 23 58 62
(Nguồn: phòng kế toán-công ty BDC) Đơn vị: triệu đồng
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy mặc dù lợi nhuận của công ty vẫn tăng đều qua các năm nhưng hệ số C lại khá thấp (chưa tới 5%/năm). Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng chưa có hiệu quả nguồn vốn của mình; hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển diễn ra tương đối chậm và chưa thoa đáng. Áp dụng công thức quen thuộc Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí , trong thời gian tới bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư phát triển nhằm gia tăng doanh số, công ty cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp giảm chi phí kinh doanh, đặc biệt là các chi phí chiếm tỷ trọng cao như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Cùng với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, khoản nộp ngân sách hàng năm của công ty cũng tăng dần trong giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên tốc độ tăng định gốc không cao (trung bình vào khoảng 8,4%/năm). Mặc dù những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng công ty vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, hàng năm đóng góp một khoản thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Điều này đã tạo ra sự uy tín đối với khách hàng cũng như các ngân hàng. Các cán bộ công nhân viên của công ty luôn ý thức được sự phát triển của đơn vị mình cũng góp phần vào sự phát triển của ngành phát thanh truyền hình nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
Bảng 18:Tốc độ gia tăng mức đóng góp vào ngân sách của công ty BDC
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nộp ngân sách 856 974 1.023 1.115 1.285
Tốc độ tăng định
(Nguồn: phòng kế toán-công ty BDC) Đơn vị: triệu đồng
1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Trong những năm qua hoạt động đâu tư phát triển đã có những đóng góp tích cực vào doanh thu của doanh nghiệp nên đã một phần nào cải thiện được thu nhập của người lao động, tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,95 triệu đồng/tháng. Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần không chỉ đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty mà bao gồm cả người nhà của họ. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi do công ty tổ chức luôn thu hút được sự tham gia của con em các cán bộ trong công ty. Mỗi năm công ty tạo việc làm cho hơn 20 công nhân và viên chức.
Bảng 19: Tốc độ gia tăng lao động và thu nhập bình quân của công ty BDC
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ĐVT
Tổng số LĐ 334 342 356 375 397 Người Tốc độ tăng LĐ - 2,44 6,65 12,37 18,92 % Thu nhập BQ 1.800 2.150 2.500 2.700 2.950 Ngh. đ Tốc độ tăng TNBQ - 19,44 38,88 50,0 63,89 %
(Nguồn: phòng kế toán-công ty BDC)
Bên cạnh đó phải kể đến một số dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt các trạm thu phát sóng tại các địa phương như Sơn La, Hà Giang… thuộc tổng dự án “Phủ sóng phát thanh đến vùng sâu vùng xa của đất nước” của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Các dự án này đã đưa sóng đài phát thanh đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của họ. Như vậy có thể thấy những đóng góp của công ty đối với sự phát triển xã hội là rất tích cực.
Như đã phân tích ở trên, hàng năm công ty BDC luôn dành một số lượng vốn lớn cho đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Nhờ đó trình độ tay nghề của người lao động không ngừng được cải thiện. Điều này được thể hiện ngay ở chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Theo các chuyên gia của công ty BDC, tốc độ gia tăng năng suất lao động của công ty BDC vào khoảng 9,06% mỗi năm. Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ tăng của tiền lương (10,38%/năm) thì tốc độ tăng năng suất như vậy là thấp (tỷ lệ1/1,15). Đây là tín hiệu không tốt bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tái sản xuất mở rộng của công ty sau này. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư phát triển, đặc biệt là đổi mới máy móc công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao nhằm gia tăng năng lực sản xuất. Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.