Công tác kiểm soát và điều chỉnh mục đích, mục tiêu của hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam: thực trạng và giải pháp” (Trang 28 - 29)

2. Kinh nghiệm của một sốn ước trong quá trình thực hiện các chương trình

2.3.2.Công tác kiểm soát và điều chỉnh mục đích, mục tiêu của hoạt động

XTTM tại Ailen.

Trong quá trình nỗ lực đẩy mạnh hoạt động thương mại của quốc gia, CTT dựa trên nhiều bản báo cáo nội bộ trong nước và bản đánh giá được thực hiện ở nước ngoài trong đó đưa ra những thông tin tin cậy và công bằng về những mặt hoạt động sau của CTT

Tính thích hợp của các dịch vụ đối với những nhu cầu của nhà xuất khẩu. Việc sử dụng các dịch vụ của nhà xuất khẩu

Các biện pháp lượng hoá tính hiệu quả của các dịch vụ cụ thể

Việc kiểm soát này thông qua những bản đánh giá đã chỉ ra những điểm yếu, một số thuộc sự kiểm soát trực tiếp của CTT như sự phân bổ cho khu vực công nghiệp trong nước và tìm ra những điểm yếu nội bộ được xác định một cách rõ ràng hơn chủ yếu liên quan tới:

Bản chất định tính của các dịch vụ cụ thể

Khó khăn trong việc xác định những mục tiêu chính xác cho những hoạt động nhất định

Kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm của CTT

Xu hướng của CTT tiếp tục duy trì các hoạt động nhất định do chúng dễ thực hiện và tổ chức

Mục đích tổng quát của CTT đã được thay đổi nhiều vào đầu những năm 1980 do những chính sách thay đổi trong những chính sách công nghiệp của Ailen và việc xem xét lại nhiệm vụ của CTT. Mục tiêu tổng quát mới, và những mục tiêu toàn diện, những lĩnh vực chương trình cũng được tính đến những điểm yếu rút ra được từ quá trình đánh giá nói trên và được xác định như sau:

a. Mục đích tổng quát:

Xúc tiến, trợ giúp những mặt hàng xuất khẩu có ảnh hưởng mạnh nhất đối với nền kinh tế của Ailen. Vì vậy những ưu tiên của CTT là:

Lê Th Xuân Vinh: A1 - CN 9.

Các chương trình dành cho các khu vực và công ty có tất cả hay hầu hết các đặc trưng được ưu đãi như: thuê nhiều nhân công, tiềm năng tăng trưởng thuộc sở hữu của Ailen, hàm lượng nhập khẩu thấp, trị giá gia tăng lớn, qui mô hoạt động nhỏ, trung bình và công nghệ sản xuất tiên tiến.

Các chương trình tập trung vào những thị trường được các nhà xuất khẩu quan tâm lâu dài

b. Các mục tiêu tổng quát (trong 5 năm):

Phát triển tiềm năng xuất khẩu của các công ty hiện đang tồn tại và mới hoạt động trong nước trên các thị trường được quan tâm dài hạn

Hỗ trợ nỗ lực của các nhà xuất khẩu để tối đa hoá tiềm năng của các thị trường xuất khẩu hiện tại của họ trên thị trường xuất khẩu mới.

Mục tiêu đầu tiên sẽ được thực hiện bằng cách tăng Marketing của các ngành phát triển và thực hiện các chiến lược của khu vực công nghiệp và thay đổi vị trí sản phẩm/ thị trường của các công ty thông qua các chương trình được đưa ra để tác động tới các công ty này ở tầm chiến lược. Nếu thực hiện được mục tiêu này, CTT sẽ hoàn thành trách nhiệm tổng thể đối với việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu và những nhiệm vụ cụ thể do Chính phủ giao cho theo kế hoạch quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam: thực trạng và giải pháp” (Trang 28 - 29)