Vai trò của mô hình use case

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH & THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 52 - 54)

Khi bắt đầu xây dựng một sản phẩm phần mềm, nhóm phát triển phải xác định các chức năng mà hệ thống cần phải thực hiện là gì. Biểu đồ use case được sử dụng để

xác định các chức năng cũng như các tác nhân (người sử dụng hay hệ thống khác) liên quan đến hệ thống đó.

Có thể coi một use case là tập hợp của một loạt các kịch bản (scenario) liên quan đến việc sử dụng hệ thống theo một cách thức nào đó. Mỗi kịch bản (scenario) mô tả một chuỗi các sự kiện mà một người hay một hệ thống khác kích hoạt vào hệ thống đang phát triển theo tuần tự thời gian. Những thực thể tạo nên các chuỗi sự kiện như thế được gọi là các tác nhân (Actor). Một hệ thống sẽ bao gồm nhiều use case, liên kết với nhau bởi các mối quan hệ nào đó. Biểu đồ use case được phân rã thành các mức tương ứng với các chức năng ở các cấp độ khác nhau, nhìn từ quan điểm người sử dụng hệ thống. Sự cần thiết phải xây dựng biểu

đồ use case thể hiện qua một sốđiểm sau:

- Use case là một công cụ tốt để người dùng tiếp cận và mô tả các chức năng của hệ thống theo quan điểm của mình. Biểu đồ use case được biểu diễn trực quan, do đó khách hàng và những người dùng tiềm năng của hệ thống có thể dễ dàng mô tảđược những ý định thực sự của mình.

- Biểu đồ use case sẽ làm cho khách hàng và người dùng tiềm năng tham gia cùng nhóm phát triển trong bước khởi đầu của quá trình phân tích thiết kế

hệ thống. Điều này sẽ giúp cho nhóm phát triển và khách hàng có được sự

- Biểu đồ use case là cơ sở cho những bước tiếp theo của quá trình phân tích thiết kế hệ thống phần mềm. Dựa trên biểu đồ use case và các scenario, người phát triển hệ thống sẽ chỉ ra các lớp cần thiết cũng như các thuộc tính của các lớp đó.

Các mục tiêu chính cần đạt được của các use case là:

- Cần chỉ ra và mô tả được các yêu cầu mang tính chức năng của hệ thống,

đây là kết quả rút ra từ sự thỏa thuận giữa khách hàng (và/hoặc người sử

dụng cuối) và nhóm phát triển phần mềm.

- Đưa ra một mô tả rõ ràng và nhất quán về việc hệ thống cần phải làm gì, làm sao để mô hình có thểđược sử dụng nhất quán trong suốt toàn bộ quá trình phát triển và tạo thành nền tảng cho việc thiết kế các chức năng sau này.

- Tạo nên một nền tảng cho các bước kiểm thử hệ thống, đảm bảo hệ thống thỏa mãn đúng những yêu cầu do người sử dụng đưa ra. Trong thực tế

thường là để trả lời câu hỏi: Liệu hệ thống cuối cùng có thực hiện những chức năng mà khởi đầu khách hàng đã đề nghị hay không?

- Cung cấp khả năng theo dõi quá trình chuyển các yêu cầu về mặt chức năng thành các lớp cụ thể cũng như các phương thức cụ thể trong hệ thống. - Đơn giản hóa việc thay đổi và mở rộng hệ thống qua việc thay đổi và mở

rộng mô hình Use Case. Khi hệ thống cần thay đổi (thêm bớt các chức năng nào đó), người phát triển hệ thống chỉ cần bổ sung trong biểu đồ use case cho phù hợp, sau đó chỉ theo dõi riêng những use case đã bị thay đổi cùng những ảnh hưởng của chúng trong thiết kế hệ thống và xây dựng hệ thống. Những công việc cụ thể cần thiết để tạo nên một mô hình Use Case bao gồm:

1. Xác định các tác nhân và các Use Case

2. Xác định các mối quan hệ và phân rã biểu đồ use case 3. Biểu diễn các use case thông qua các kịch bản

4. Kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình

Nội dung cụ thể thực hiện trong mỗi bước này sẽđược trình bày cụ thể trong phần sau của tài liệu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH & THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)