Thông thường, các biểu đồ tuần tự được gắn với các use case. Các message trong biểu đồ tuần tự sẽ biểu diễn lại thứ tự các sự kiện trong scenario của use case đó (cả chuẩn và ngoại lệ).
chức năng thêm sách, các đối tượng tham gia gồm: Thủ thư, Form Thêm sách, đối tượng điều khiển Thêm sách và đối tượng Sách. Thứ tự thực hiện message trong biểu đồ là theo chiều từ trên xuống dưới. Nhìn vào một biểu đồ tuần tự như vậy ta có thể thấy được ngay thứ tự thực hiện các hành động của một đối tượng trong chức năng (use case) đang xem xét. Biểu đồ tuần tự này mô tả lại kịch bản (scenario) của use case Thêm sách nhưng dựa trên các đối tượng của các lớp đã xác định trong pha phân tích. Với mỗi chức năng, thông thường chúng ta sẽ thêm một lớp giao diện (lớp Form) và một lớp điểu khiển cho chức năng đó.
: Thu thu : FormThemSach : DK_ThemSach : Sach Yeu cau Them sach
Yeu cau nhap thong tin
Nhap thong tin sach moi
Tao doi tuong sach moi
Kiem tra thong tin sach
Nhap sach vao CSDL
Nhap thanh cong Nhap thanh cong
Thong bao nhap thanh cong
Hình 4.1: Biểu đồ tuần tự cho use case Thêm sách
Một số chú ý khi vẽ biểu đồ tuần tự:
• Sự kiện được biểu diễn kèm theo các message nằm ngang.
• Đối tượng luôn gắn với các đường life line dọc theo biểu đồ. Điểm kết thúc của đường life line này đánh dấu thời điểm huỷ đối tượng hoặc khi tương tác đã kết thúc.
• Trục thời gian được quy định từ trên xuống dưới. Các message ở trên sẽ
xảy ra trước các message ở phía dưới.
• Trong biểu đồ tuần tự có thể xuất hiện các message từ một đối tượng đến chính bản thân nó.
Tiếp theo, ta xem xét một số vấn đề phức tạp hơn khi xây dựng biểu đồ tuần tự
gồm: biểu diễn các message lặp, sử dụng các message tạo và huỷ và phân nhánh các đối tượng.
• Biểu diễn các message lặp
Trong biểu đồ tuần tự, có một số trường hợp ta cần biểu diễn các message được gửi theo vòng lặp (nhiều lần liên tiếp) giữa hai đối tượng. Khi đó, ta bổ sung thêm cấu trúc: * [i=1..n] vào trước message; với i là biến điều khiển lặp, n là số
lần lặp. Xem xét ví dụ trong Hình 4.2.
Hình 4.2: Biểu diễn message lặp • Sử dụng các message tạo và huỷ
Thông thường, các message trong biểu đồ tuần tự được gửi và nhận từ các đối tượng đã tồn tại. Tuy nhiên, trong trường hợp các đối tượng tham gia tương tác thuộc về các lớp có quan hệ phụ thuộc thì ta phải sử dụng các message tạo và huỷ. Các message tạo và huỷđược biểu diễn trong ví dụ Hình 4.3.
Object1 <<create>> Object2 <<destroy> > Hình 4.3: Sử dụng message tạo và huỷ • Biểu diễn phân nhánh các đối tượng
Trong trường hợp ứng với các giá trị khác nhau của tham số, đối tượng hoạt động khác nhau thì chúng ta dùng cách biểu diễn phân nhánh đối tượng. Xem ví dụ
Hình 4.4. Object1 Object2 [j=0] message 1 Hình 4.4: Phân nhánh các đối tượng [j=1] message 2