IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘ I
9. Đánh giá khả năng cạnh tranh của SHB
Hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam bao gồm:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng công thương, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng chính sách.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: hệ thống ngân hàng TMCP với 37 ngân hàng,
trong đó một số ngân hàng lớn và có tầm ảnh hưởng lớn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Quân Đội, ….
- Ngân hàng liên doanh: Chohung Vina Bank; Vinasiam Bank, VID Public Bank,
Indovina bank.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: với 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam hầu hết là của các ngân hàng lớn trên thế giới với công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ tiện ích đã và đang tạo nên một sự cạnh tranh lớn trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
- Bên cạnh đó, với hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, 44 văn phòng đại diện của
ngân hàng nước ngoài, 6 công ty tài chính,… và năm 2008, đánh dấu sự ra đời của 2 ngân hàng thương mại công phần (ngân hàng TMCP FPT, ngân hàng TMCP Liên Việt), cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và kế hoạch cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh trong năm 2008, cùng với rất nhiều công ty tài chính, ngân hàng kế hoạch sắp được thành lập và đi vào
hoạt động làm cho hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá
phong phú, tiếp cận trực tiếp đến mọi tầng lớp dân cư, làm cho khả năng cạnh
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
67 quản lý, đầu tư công nghệ hiện đại, tập trung phát triển nguồn lực con người, đa dạng và phong phú về các loại hình sản phẩm, dịch vụ….,
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và có sự tham gia ngày càng nhiều các định
chế tài chính trong và ngoài nước, SHB đã và đang phát huy những thế mạnh
của mình trong hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng mặc dù là một
ngân hàng mới chuyển lên TMCP thành thị và thị phần huy động cũng như thịc
phần tín dụng còn thấp. SHB đang hướng dần các hoạt động, nguồn lực của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay khu vực nông thôn và tài trợ cho các dự án phát triển cộng đồng.
- Về vốn điều lệ, vốn tự có: hiện nay, SHB với vốn tự có 2000 tỷ có thể coi là
một ngân hàng có vốn tự có lớn trong hệ thống ngân hàng TMCP, tuy nhiên, để có thể đáp ứng quy định của NHNN và quan trọng hơn là để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh, đầu tư thiết bị, công nghệ, mở rộng lĩnh vực đầu tư, hoàn thiện cơ chế quản lý,… SHB có kế hoạch để tăng vốn trong năm 20081.
- Về các sản phẩm và dịch vụ cung cấp: Tuy là một ngân hàng mới được chuyển
lên ngân hàng thành thị nhưng SHB cũng đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và triển khai nhiều sản phẩm và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng (cá nhân, tổ chức,…) và kế hoạch về sản phẩm, dịch vụ là một trong nhiều chiến lược phát triển mang tính sống còn mà SHB hướng đến.
- Về định mức tín nhiệm: Có thể nói, về định mức tín nhiệm SHB hiện tại chưa
bằng một số ngân hàng TMCP như Sacombank, ACB,.. nhưng theo đánh giá
hoạt động của Ngân hàng Nhà nước qua bảng đánh giá xếp hạng, mức độ tín
nhiệm và hiệu quả hoạt động của SHB qua từng năm ngày càng tăng lên, đáp ứng các tiêu chuẩn của NHNN.
- Về dịch vụ khác: SHB đã và đang triển khai hầu hết các dịch vụ cung cấp cho
khách hàng những tiện ích ngân hàng tốt nhất. Với mục tiêu phát triển và tăng
trưởng trong năm 2008, hướng đến là một ngân hàng đa năng, SHB đang dần
hoàn thiện và triển khai dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng, thanh toán điện tử,
… Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng về hoạt động thanh toán,
SHB có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ thông qua việc thành lập phòng ban chuyên trách, đầu tư công nghệ, hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu đưa hoạt động kinh doanh thẻ trở thành một hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao của ngân hàng.
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
68
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua cũng như nhận được
sự quan tâm hợp tác của các đối tác (Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, và nhiều đối tác khác,..) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, SHB đang tập trung tăng nhanh năng lực tài chính, mỏ rộng lĩnh vực, mạng lưới hoạt động, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đảy mạnh có cấu và tái cơ cấu, cấu trúc hoạt động, chấn chỉnh bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp lý và tái cơ cấu các nguồn vốn, sử dụng vốn, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác với nhiều định chế tài chính, tiếp nhận nhiều hơn nữa sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật,.. nhằm tăng khả năng cạnh tranh đủ sức đương đầu với những thách thức và khó khăn trong tiến trình hội nhập.
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 30/06/2008
10.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 15: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 30/06/2008
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 30/06/2008
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 51.151 395.574 666.052 2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 24.149 306.112 554.227
I Thu nhập lãi thuần 27.002 89.462 111.825
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 35 2.975 11.406
4 Chi phí hoạt động dịch vụ 142 2.008 7.314
II Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (107) 967 4.092
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 7 2.785 4.988
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 2 318 4.802
III Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 5 2.467 186
Thu nhập từ mua bán CK kinh doanh - 13.766 -
Chi phí mua bán CK kinh doanh - 47 13.420
IV Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh - 13.719 (13.420)
V Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư - - -
5 Thu nhập từ hoạt động khác 3.270 137.862 11.140
6 Chi phí hoạt động khác 140 3
VI Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 3.270 137.722 11.137
VII Thu nhập từ vốn góp, mua cổ phần - 18.000 8
VIII Chi phí hoạt động 16.120 73.585 57.429
IX LN thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng 14.050 188.753 56.398
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.254 12.518 6.596
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 9.797 176.235 49.802
7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.743 49.346 7.903
8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
69
XIII LN sau thuế 7.054 126.889 41.899
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (theo mệnh giá 10.000
đ/cổ phiếu) 406 2.457
(Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán của SHB năm 2007và báo cáo quý 2/2008) (Ghi chú: Chi phí mua bán chứng khoán kinh doanh phát sinh do SHB trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán) Biểu đồ 5: Tăng trưởng thu nhập của SHB 2006 - 30/06/2008 111.825 89.462 27.002 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Năm 2006 Năm 2007 Quý 2/2008 Biểu đồ 6: Tăng trưởng lợi nhuận của SHB 2006-30/06/2008 7.054 126.889 41.899 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Năm 2006 Năm 2007 Quý 2/2008 Kết quả hoạt động kinh doanh
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
70 Bảng 16: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-30/06/2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 30/06/2008 Tổng giá trị tài sản 1.322.027 12.367.441 10.430.272 Tổng vốn huy động 770.001 9.948.553 8.080.561 Tổng dư nợ 492.983 4.183.503 5.874.056
Lợi nhuận trước thuế TNDN 9.797 176.235 49.802
Thuế TNDN phải nộp 2.743 49.346 7.903 (*)
Lợi nhuận sau thuế 7.054 126.889 41.899 (**)
( Nguồn : BCTC đã được kiểm toán của SHB năm 2006, 2007 và BCTC tại 30/06/2008)
(*): Số SHB mới tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
(**): Lợi nhuận sau thuế tạm tính.
10.2. Giải trình số liệu BCTC kiểm toán năm 2006 và số liệu BCTC kiểm toán năm 2007 (ý kiến của Công ty kiểm toán AISC)
10.2.1: Giải trình số liệu Bảng cân đối kế toán:
- Tổng TÀI SẢN CÓ; TÀI SẢN NỢ thể hiện trên báo cáo Kiểm toán niên độ
2006 của SHB (tại thời điểm 31/12/2006) do Công ty Kiểm toán AFC thực hiện là: 1.322.481.287.013 VND. Báo cáo Kiểm toán niên độ 2007 của SHB (tại thời điểm 01/01/2007) do AISC thực hiện (1.322.026.875.388 đồng) chênh lệch tổng số tiền: 454.411.625 đồng là do nguyên nhân sau:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty AISC lập theo quyết
định 16/2007/QĐ-NHNN:
• Tài sản: Mục XI (Tài sản có khác), khoản 1- Các khoản phải thu (V.14.2): Dư nợ của TK 36 đã loại trừ số dư nợ của TK 366 (Các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ).
• Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Mục VII (Các khoản nợ khác), khoản 3 –
Các khoản phải trả và công nợ khác (V.21): Dư nợ của TK 46 đã loại trừ số dư nợ của TK 466 (Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ).
- Báo cáo tài chính 2006 được kiểm toán bởi Công ty AFC lập theo quyết định số
1145/2002/QĐ-NHNN, thì dư nợ tại các tài khoản (366, 466) không bị loại trừ.
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
71
- TheoBáo cáo Kiểm toán niên độ 2006 của SHB do AFC thực hiện (theo Quyết
định số 1145/2002/QĐ-NHNN), chỉ tiêu “Tổng thu tiền lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi” thể hiện giá trị: 50.806.648.394 đồng.
- Theo Báo cáo Kiểm toán niên độ 2007 của SHB do AISC thực hiện (theo Quyết
định số 16/2007/QĐ-NHNN) chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự” thể hiện giá trị 51.150.778.394 đồng.
- Giữa hai chỉ tiêu trên có sự chênh lệch là 344.130.000 đồng (51.150.778.394 đ - 50.806.648.394 đ). Lý do là hai chỉ tiêu trên được trình bày theo 02 Quyết định về lập Báo cáo Tài chính khác nhau như đã nêu trên.
Cụ thểđiều chỉnh như sau:
- Theo quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN, số tiền 344.130.000 đồng là khoản
lãi về “kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ” đã được trình bày ở chỉ tiêu “thu từ tham gia thị trường tiền tệ” được tính là một khoản thu ngoài lãi.
- Theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, số tiền 344.130.000 đồng là khoản lãi
về “kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ” được tính là một khoản thu từ lãi và
được trình bày lại ở chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
10.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SHB trong năm 2007
- Cơ sở của việc soạn thảo báo cáo: Các báo cáo tài chính được lập theo các quy
chuẩn và quy định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam, các báo cáo tài chính thể hiện hoạt động của tất cả các chi nhánh của SHB.
- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của ngân hàng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và
kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp
dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tài sản và công nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối tháng được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày cuối tháng,
chênh lệch do đánh giá lại được ghi nhận vào tài khoản chênh lệch đánh giá
ngoại tệ trong bảng cân đối, số dư do đánh giá lại sẽ được kết chuyển vào báo cáo kết quả kinh doanh vào thời điểm cuối năm.
- Thu nhập lãi và chi phí lãi: Ngân hàng ghi nhận lãi tiền vay và lãi tiền gửi theo phương pháp quy định tại Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 và Quyết định 51/2006/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2006 do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
72 - Các khoản trích lập rủi ro: Ngân hàng trích lập rủi ro theo quy định tại quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro.
Ngoài các yếu tố liên quan đến quy định về việc lập báo cáo tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm qua còn phải kể đến một số nhân tố tác động khác:
- Sự tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán vào đầu năm và giảm mạnh
vào cuối năm đã làm cho hoạt động đầu tư của ngân hàng vào lĩnh vực chứng khoán bị ảnh hưởng rất lớn.
- Sự tăng trưởng về quy mô và vốn điều lệ của ngân hàng đã tạo điều kiện cho
ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng quy mô mạng lưới,.. nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Lạm phát được kiểm soát tốt và chính sách bình ổn tỷ giá USD/VND của
NHNN tạo môi trường kinh tế ổn định và niềm tin đối với các nhà đầu tư và
người tiêu dùng.
- Kết quả là sản xuất và tiêu dùng trong nước tăng, đi kèm theo đó là nhu cầu về tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của người dân cũng tăng nhanh.
- Với việc chuyển đổi từ mô hình NHTM cổ phần nông thôn sang mô hình
NHTM cổ phần đô thị đã tạo động lực để cho SHB mở rộng mạng lưới kinh
doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Điều này đã và đang tạo điều kiện để ngân hàng tăng dư nợ tín dụng phục vụ hoạt động đầu tư và tiêu dùng.
11. Vị thế của SHB trong ngành
11.1. Cơ hội và thách thức
• Cơ hội
Sau sự kiện gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán là sẽ duy trì tốc
độ tăng trưởng ổn định trong những năm tới nhờ sự gia tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khối kinh tế nhà nước, những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và SHB nói riêng.
Thêm vào đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, khuyến khích tính tự chủ cao hơn của doanh
nghiệp. Cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nhằm tạo điều kiện cho các
BẢN CÁO BẠCH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
TỔ CHỨC TƯ VẤN SME SECURITIES
73
cường nội lực phát huy tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt
động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc thị trường.
• Thách thức
Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các NHTM cổ phần có cùng đối tượng khách hàng, các Ngân hàng TMCP này đang hoạt động có hiệu quả và tích cực tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong lĩnh vực huy động vốn, SHB còn đang phải cạnh tranh với các công ty khác như công ty bảo hiểm, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán về nguồn vốn