Doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng
đều không thể tránh khỏi những thiệt hại trong quá trình sản xuất, đặc biệt đặc điểm của ngành XDCB là tiến hành ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào điều
kiện tự nhiên nên không thể tránh khỏi những rủi ro. Những rủi ro này tạo nên thiệt hại cho doanh nghiệp trong sản xuất, xây dựng. Đây là nguyên nhân làm
tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cần phải hạch toán
chính xác giá trị thiệt hại trong sản xuất, xây dựng nhằm có biện pháp xử lý
kịp thời để tránh các thiệt hại về sau.
Thiệt hại trong sản xuất xây lắp thường gặp ở hai dạng chủ yếu sau:
Thiệt hại do phá đi làm lại : do xây lắp sai thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩn sai chất lượng, không được nghiệm thu buộc phải bỏ chi phí thêm để
sửa chữa và phá đi làm lại cho đạt yêu cầu.
Thiệt hại do ngừng sản xuất: do các nguyên nhân về thời tiết, nhân
công, không cung ứng đủ vật tư, tiền vốn,…
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì những khoản thiệt hại trong
sản xuất thi công không tính vào giá thành mà thường được định khoản như
sau:
Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất ở các DNXL
TK 138(1)
TK 111, 152
TK 138(8), 334
TK 811
TK 131 Giá trị phế liệu thu hồi
Giá trị cá nhân bồi thường
Giá trị tính vào chi phí khác dự phòng
Phần giá trị thiệt hại kế toán ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang.
Nợ TK 138(8), 131, 811 Có TK 154