Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 43 - 49)

IV Tính ổn định và khả năng tài trợ

1.3.4.1.1 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất

a,Nhận xét,đánh giá về nguồn nguyên liệu chính:

-Đá vôi:Hiện nay chủ đầu tư đã có giấy phép khai thác mỏ đá vôi tại Ba nàng,xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.Diện tích khai thác là 22,8 ha,trữ lượng 10.822.000 m3;tương đương 15 triệu tấn để sản xuất xi măng và công suất khai thác 45.000 m3/năm;Giấy phép khai thác mỏ số 1016QĐ/QLTN của Bộ Công nghiệp nặng(nay là Bộ Công Thương) cấp phép ngày 03/10/1995.Theo tính toán đơn vị,nhu cầu nguyên liệu bình quân hằng năm cho dự án là 364.200 tấn/1,43=250.000 m3.Với trữ lượng mỏ trên sau khi trừ trữ

lượng đã khai thác để phục vụ day chuyền xi măng lò đứng đến 2010,trữ lượng còn lại như sau:10.822.000-(45.000*14 năm)=10.192.000 m3;Trữ lượng này đảm bảo cho Nhà máy mới khai thác với công suất 250.000 m3/năm đủ trong vòng 40 năm.

Chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết đẻ xin giấy phép nâng công suất khai thác các mỏ,ngày 11/3/2008 UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định số 454/QĐ-UBND chấp thuận cho Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang thuê đất để khai thác khoáng sản mỏ đá tại xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng.Sau khi được cấp phép đè nghị Công ty cổ phần Bắc Giang gửi lại VDB để khẳng định chủ quyền khai thác phù hợp với công suất của nhà máy mới và đảm bảo trữ lượng khai thác trong thời hạn lâu dài.

Ngoài ra đơn vị còn có thể khai thác đá tại Đồng Tiến,Hữu Lũng,Lạng Sơn.Trữ lượng lớn khoảng 17 triệu tấn để sản xuất xi măng.Hiện tại theo giấy phép gia hạn khai thác khoáng sản số 349/GP-UB-KT ngày 24/5/2004 do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp,thời hạn khai thác đến tháng 6/2009 đơn vị được khai thác công suất 40.000 m3/năm.Trong những năm tiếp theo nguồn khai thác này có thể phục vụ tốt cho nhà máy công nghệ lò quay.

Các mỏ đá này cách nhà máy khoảng 28 km,cơ sở hạ tầng giao thông tốt nên việc vận chuyển nguyên liệu đá về nhà máy bằng đường bộ là tương đố thuận tiện.

-Đất sét:Nguồn cung cấp đất sét cho nhà máy là mỏ sét Việt Hương nằm bên bờ tả ngạn sông Thương thuộc địa phận thôn Việt Hương,huyện Lạng Giang,cách nhà máy khoảng 500m,diện tích khoảng 4 ha,điều kiện giao thông vận chuyển rất thuận lợi do mỏ nằm sát quốc lộ 1A và sông Thương.Trữ lượng sét lớn:Cấp bB 169 nghìn tấn;cấp C1 356 nghìn tấn;cấp (B+C1) 525 nghìn tấn;cấp C2 153 nghìn tấn.

Về chất lượng mỏ sét:Chất lượng đất đá chủ yếu thể hiện ở thành phần hóa học cơ bản tính riêng cho từng hố khoan và tính theo từng khối trữ lượng.Nhìn chung thành phần hóa học cơ bản của đá sét bột kết phong hóa và của cát,cát

pha tương đối đồng đều ở trong hố khoan cũng như các khối trữ lượng.Hàm lượng thành phần hóa học phụ của đất đá cũng ít biến đổi.Các thành phần có hại đều thấp dưới mức cho phép.

Kết luận về nguồn cung cấp vật liệu:Đá vôi,đất sét là 2 nguyên liệu chính đã được khảo sát và đánh giá chất lượng,trữ lượng,nguyên liệu có chất lượng đảm bảo để sản xuất được clinker mác cao và có trữ lượng đảm bảo cho nhà máy sản xuất lâu dài.Tuy nhiên chủ đầu tư phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cho nâng công suất khai thác lên 250.000 m3/năm mới đảm bảo nguyên liệu cho dự án.

b,Nhận xét về nguồn nguyên liệu phụ và nguyên liệu điều chỉnh:

-Nguyên liệu điều chỉnh:do hàm lượng silic của nguyên liệu set thấp nên để đảm bảo clinker xi măng có cường độ cao phải bổ sung nguyên liệu để điều chỉnh giầu silic (cát non).Nguồn nguyên liệu này sẵn có ở địa phương,việc vận chuyển tương đố dễ dàng.

-Nguyên liệu phụ

+Phụ gia xi măng(đá đen) được lấy từ mỏ Cai Kinh,Hữu Lũng ,tỉnh Lạng Sơn,thuận tiện về giao thông.

+Thạch cao:Nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn.Việc vận chuyển được thực hiện bằng tàu hỏa đến ga Cầu Yên.Sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô.

Thành phần hóa học của thạch cao nhập từ Trung Quốc như sau:

Bảng 1.5: Bảng thành phần hóa học của thạch cao nhập từ trung Quốc

-SO3 39-42%

-Hàm lượng (MgO,P2O5,Fe2O3) Be=3%

-Hàm lượng tạp chất hữu cơ Be=3%

-Kích thước cục Bé=300 mm

-Độ ẩm Bé=5%

+Quặng sắt:Quặng sắt được lấy từ mỏ Bình Gia-Trại Cau-Thái Nguyên,cách nhà máy 65 km.

c,Nhận xét về nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Ninh,loại 4aHG làm nhiên liệu để nung clinker.Việc mua thực hiện với tổng công ty xăng dầu Việt Nam,vận chuyển than cám là rất thuận lợi do có thể thực hiện bằng đường thủy hoặc đường bộ về nhà máy,cách 180 km.

-Dầu DO:Dầu DO được sử dụng trong trường hợp khởi động lò quay và buồng đốt phụ của máy nghiền nguyên liệu.Dầu được mua của tổng công ty xăng dầu Việt Nam và được vận chuyển bằng ôtô về kho dầu chính của nhà máy.

-Nguồn cấp điện cho nhà máy và thi công:Hiện tại Nhà máy vẫn đang lấy nguồn điện từ lưới điện 35KV của Lạng Giang.Với công suất điện dự tính của nhà máy vào khoảng 10.079 KW thì vẫn có thể lấy nguồn điện từ nguồn dây 35KV.Tuy nhiên để đảm bảo phù hợp sản xuất,trạm điện hiện tại của nhà máy phải được cải tạo,mở rộng công suất,mua bổ sung các máy biến áp phù hợp.Nguồn cung cấp điện cho thi công sẽ được lấy từ nguồn điện trung thế của nhà máy lò đứng hiện tại.Tóm lại nguồn cung cấp điện cho nhà máy là khả thi.

-Nguồn cung cấp nước:Nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông thương,nước sông Thương có trữ lượng lớn,không lẫn tạp chất và chất độc hại.Nước sông thương sẽ được bơm về hồ hiện có của nhà máy và được xử lý và cấp cho các bộ phận tiêu thụ.Tuy nhiên trạm bơm nước hiện tại là chưa đủ để cấp nước cho dây chuyền mới cần phải cải tạo và nâng cấp lên.Nguồn cung cấp nước là khả thi.

d,Nhận xét về khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho dây chuyền mới: Dự án đầu tư xây dựng chuyển đổi công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay nhà máy Hương Sơn-Bắc Giang công suất 1.000 tấn clinker/ngày được thực hiện với hình thức:

Chủ đầu tư là công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quản lý quá trình thực hiện dự án thông qua Ban quản lý dự án.

Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ dự án cho đến khi hoàn thành dự án,thực hiện nghiệm thu và tổng nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

các chuyên gia,kỹ sư của một hoặc liên cơ quan trong nước và nước ngoài và được tổ chức gồm:

+Tổ chức tư vấn dự án

+Tổ tư vấn giám sát xây dựng

+Tổ tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị và chế tạo thiết bị tại chỗ.

Về công tác quản lý chất lượng công trình:Công tác quản lý chất lượng công trình sẽ thực hiện theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.Để đảm bảo chất lượng công trình,công tác giám sát chất lượng thi công sẽ được thực hiện phối hợp giữa các lực lượng giám sát của chủ đầu tư,giám sát tác giả của đơn vị thiết kế,các chuyên gia của nhà thầu cung cấp thiết bị,nhà thầu thi công xây lắp và các chuyên gia giám sát do Chủ đầu tư thuê.

Về công tác nghiệm thu công trình:Công tác nghiệm thu công trình sẽ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do công ty cổ phần xi măng Bắc Giang thực hiện với sự tham gia của tổ chức tư vấn giám sát,thiết kế,nhà thầu thi công xây lắp,nhà thầu cung cấp thiệt bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp.

Về bố trí nhân lực cho nhà máy:Việc bố trí nhân lực của nhà máy được dựa trên cơ sỡ nguồn nhân lực hiện tại của nhà máy,đồng thời có tính đến việc tuyển dụng thêm nhân sự cũng như đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của nhà máy.

Bảng 1.6: Bảng bố trí nhân lực của nhà máy

Stt Đơn vị Bộ phậnquản lý tư và quản trịBộ phận vật Bộ phận sảnxuất

1 Ban giám đốc 3 2 Phòng kế hoạch 5 3 Phòng TC-LĐ-TL 6 4 Phòng kế toán-tài chính 5 5 Phòng bảo vệ-Quân sự 16 6 Phòng kỹ thuật 8 7 Phòng vật tư hậu cần 8 8 Văn phòng và quản trị 16

9 Trạm y tế 5

10 Tổng kho 6

11 Phòng ĐKTT và điều độ 12

12 Các xưởng sản xuất 310

Tổng 43 35 322

Tổng nhân lực toàn nhà máy là :400 người Chương trình đào tạo nhân lực cho nhà máy:

Công tác đào tạo thực hiện trong nước với nội dung: *Với các kỹ sư:

+Đào tạo bổ sung lý thuyết chuyên ngành:1 thánh

+Thực hành tại một nhà máy xi măng co quy mô và công nghệ sản xuất tiên tiến trong nước:3 tháng.

**Với công nhân kỹ thuật đã tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật: +Học lý thuyết chuyên ngành :3 tháng.

+Thực hành ở một nhà máy xi măng có quy mô và công nghệ sản xuất tương tự:3 tháng

***Với công nhân chưa qua trường công nhân kỹ thuật: +Học lý thuyết chuyên ngành :6 tháng.

+Thực hành ở một Nhà máy xi măng có quy mô và công nghệ tương tự:3 tháng.

Công tác đào tạo tại nước ngoài:

Tổ chức một đoàn thực tập vận hành dây chuyền sản xuất xi măng công suất 1000 tấn/ngày tại Trung Quốc.Dự kiến thành phần:

Bảng 1.7: Bảng cán bộ được đào tạo tại nước ngoài Stt Loại hình cán bộ Số người

1 Kỹ sư công nghệ 4

2 Kỹ sư cơ khí 4

3 Kỹ sư điện 1

4 Kỹ sư tự động hóa 1

5 Công nhân bậc cao 8

Để đảm bả tiến độ và chất lượng công trình nhà thầu cung cấp thiết bị,dịch vụ kỹ thuật cho công ty cổ phần xi măng Bắc Giang phải cử một số chuyên gia thực hiện công tác giám sát và hướng dẫn lắp đặt thiết bị,vận hành chạy thử hệ thống thiết bị của nhà máy.Nhà máy còn có trách nhiệm đào tạo,chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ,công nhân vận hành của nhà máy trong giai đoạn lắp đặt,vận hành và chạy thử.

Kết luận:Việc bố trí nhân lực của nhà máy được dựa trên cơ sỡ nguồn nhân lực hiện tại,tuyển dụng thêm và đào tạo lại là hợp lý.

Công ty đã có chương trình,kế hoạch đào tạo kỹ sư,công nhân trong nước cũng như đào tạo ở nước ngoài,đồng thời dự án sẽ được sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài thông qua việc đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w