Khai thác và sử dụng rừng tự nhiên trong nước

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 31 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM (Trang 33)

4. Nguồn nguyên liệu gỗ

4.3. Khai thác và sử dụng rừng tự nhiên trong nước

Rừng tự nhiên Việt Nam sau nhiều năm khai thác, sử dụng và cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau (du canh du cư, phát nương làm rẫy, khai hoang trồng lương thực và cây công nghiệp, di dân tự do, khai thác quá mức) đến nay rừng đã suy giảm nhiều về số lượng và chất lượng.

Trong những năm trước đây, sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên (trong kế hoạch) có năm đã đạt đến mức cao nhất 1,8 triệu m3 gỗ tròn/năm, sau đó lượng gỗ khai thác giảm dần. Đứng truớc tình hình diện tích rừng bị thu hẹp, trữ lượng gỗ giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng do khai thác quá mức (kể cả khai thác ngoài kế hoạch), sự phá hoại của các lực lượng “lâm tặc“ và nhiều nguyên nhân khác, do đó phải hạn chế khai thác để bảo vệ được vốn rừng hiện có. Năm 1997 Chính phủ đã quyết định giảm lượng khai thác gỗ đến mức thấp nhất và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên để tạo điều kiện cho vốn rừng hồi phục. Sau đó lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ còn 500.000 m3/năm (từ năm 2000-2003), đến năm 2004 là 300.000 m3/năm và năm 2005 chỉ khai thác 150.000 m3/năm. Việc quyết định đóng cửa rừng tự nhiên là giải pháp tình thế trong tình hình rừng tự nhiên bị quá nhiều áp lực, và là giải pháp cần thiết.

Tuy nhiên về lâu dài, cần có sự điều chỉnh chủ trương này để phù hợp với thực tế hơn. Bởi vì cây rừng có sinh trưởng phát triển khi đạt đến mức thành thục cần khai thác sử dụng hợp lý (trên cơ sở lượng tăng trưởng của rừng) để rừng tiếp tục sinh trưởng, phát triển là phù hợp với quy luật.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 31 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)