Sử dụng gỗ gắn với môi trường và quản lý rừng bền vững

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 31 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM (Trang 36)

4. Nguồn nguyên liệu gỗ

4.6. Sử dụng gỗ gắn với môi trường và quản lý rừng bền vững

Việc khai thác, sử dụng gỗ theo hướng thân thiện với môi trường và quản lý rừng bền vững là vấn đề rất được quan tâm hiện nay và trong tương lai, đặc biệt là sử dụng gỗ có nguồn gốc rừng đã được cấp chứng chỉ.

"S dng rng bn vng là s dng ti ưu, n định lâu dài các kết qu ca rng theo các chc năng mà nó đã được xác định".

Thực tế hiện nay, việc khai thác, sử dụng rừng có tác động rất lớn đến môi trường, làm cho môi trường suy suy thoái nghiêm trọng, trên thực tế nước ta chưa có khu rừng nào được cấp chứng chỉ. Điều này sẽ là trở ngại lớn trong quan hệ giao dịch quốc tế về thương mại sản phẩm gỗ trong tương lai.

Vì vậy cần quản lý bền vững các khu rừng tự nhiên và rừng trồng để ngày càng đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo (đặc biệt là khu vực miền núi) và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các khu rừng hiện có, đất trống đồi trọc chủ yếu để sản xuất gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đồng thời đảm bảo đa dạng sinh học, phòng hộ và các dịch vụ môi trường khác.

Để thực hiện được định hướng trên đây, từ nay đến năm 2010 cần đạt được các mục tiêu sau:

- Xác lập một lâm phận ổn định toàn quốc trên bản đồ và trên thực địa, được quản lý bền vững, có hiệu quả.

- Quản lý bền vững diện tích rừng tự nhiên chủ chốt trong khuôn khổ lâm phận ổn định. - Kiểm kê tất cả các rừng sản xuất và thiết lập hệ thống tài nguyên rừng bền vững. - Tất cả các khu rừng sản xuất (trong khuôn khổ lâm phận ổn định) được đưa vào quản lý bền vững, trong đó có phục hồi ở các khu vực ưu tiên.

Việc đề ra mục tiêu quản lý rừng tự nhiên tuỳ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập lâm phận quốc gia ổn định và kết hợp với việc sắp xếp ưu tiên những khu rừng vào quản lý đa dạng phục vụ cho các mục đích sản xuất. Theo đó cần tiến hành ngay việc quản lý bền vững những khu rừng tự nhiên trọng yếu nhằm đem lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho các địa phương và quốc gia.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 31 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)