Đánh giá hoạt động thẩm định dụ án đầu tư tại sgd NH TMCP NTVN Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SGD NH TMCP NTVN (Trang 61 - 67)

Những kết quả đạt được.

Với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, cùng kinh nghiệm, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Vietcombank luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ

thống ngân hàng Việt Nam suốt hơn 45 năm qua. Song song với những thành công đó, công tác thẩm định dự án của sgd NH TMCP NTVN (VCB) cũng đã đạt được nhiều thành quả to lớn:

Về quy trình và phương pháp thẩm định.

Trươc đây công tác thẩm định thuần tuý xem xét trên góc độ tài chính bằng một số chỉ tiêu giản đơn. Hiên nay, các chỉ tiêu thẩm định tín dụng đang được sử dụng tại Ngân hàng Ngoại thương là tương đối thông dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp tính toán, hệ thống các chỉ tiêu phân tích đa dạng, khoa học chính xác và hợp với quy định của Nhà nước, với đặc thù của hoạt động ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp, chủ dự án dễ dàng so sánh đối chiếu với phương án tính toán của họ và chấp nhận những điều khoản mà ngân hàng đưa ra trong hợp đồng tín dụng về mức vay vốn, thời gian trả nợ, lãi suất.

Nội dung thẩm định đầy đủ: thẩm định trước khi cho vay, trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như NPPV, IRR, thời gian hoàn vốn. . . bước đầu đã được đề cập trong một số dự án đầu tư, làm cho kết qủa thẩm định được toàn diện và chính xác hơn. Vấn đề giá trị thời gian của tiền được quan tâm và đưa vào nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dự án không chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh mà còn được phân tích trong trạng thái động. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương đã xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tương đối chính xác.

Thẩm định tín dụng dự án đầu tư đã giúp cho Ngân hàng Ngoại thương lựa chọn được những dự án có hiệu quả để cho vay. Các biểu tính về khả năng trả nợ của dự án, những biện pháp bù đắp, biểu tính lãi cho vay, thu nợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi gốc và lãi của Ngân hàng Ngoại thương. Qua đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương được nâng cao, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Trong quá trình thẩm định tín dụng dự án đầu tư, Ngân hàng đã phát hiện nhiều sai sót trong tiến độ bỏ vốn, tính toán các yếu tố chi phí, khấu hao,... Qua

thẩm định, Ngân hàng đã phát hiện các hiện tượng doanh thu tính quá cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường để có những điều chỉnh hợp lý.

Về thiết bị thông tin.

Hoạt động thẩm định tín dụng dự án đầu tư đã được sự quan tâm, đầu tư thích đáng.Ngân hàng Ngoại thương đã trang bị các loại máy tính hiện đại cho cán bộ thẩm định, đảm bảo trong mỗi phòng thẩm định 2 người /máy. Ngoài ra, mỗi cán bộ thẩm định đều được trang bị một tính máy kỹ thuật tài chính cầm tay rất thuận tiện cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính. Một số phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã được đưa vào sử dụng hỗ trợ cho các hoạt động thẩm định, làm tăng đáng kể tốc độ và tính chính xác của các chỉ tiêu. Thông tin sử dụng cho hoạt động thẩm định được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: từ trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đến các nguồn bên ngoài qua báo chí, các văn bản, tài liệu của các Bộ, ngành liên quan, các báo giá thị trường, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước. . .phục vụ kịp thời, đắc lực cho các hoạt động thẩm định.

Trình độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của VCB liên tục giữ vị trí hàng đầu trong nhóm ngành ngân hàng. Kết thúc mỗi ngày làm việc, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của từng chi nhánh trong toàn quốc thuộc VCB được cập nhật trực tuyến online ngay về Hội sở chính để tổng hợp phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh toàn hệ thống. Điều này đảm bảo cho quá trình cung cấp thông tin và kiểm soát thông tin trong hoạt động cho thẩm định dự án đầu tư được thực hiện một cách suôn sẻ, an toàn và kịp thời.

Về đội ngũ cán bộ.

Công tác thẩm định dự án đầu tư được chú ý ngay từ khi Ngân hàng Ngoại thương trở thành một ngân hàng thương mại hteo pháp lệnh ngân hàng, do vậy, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thẩm định có kiến thức về thị trường, kinh tế, tài chính, ngân hàng, đặc biệt là kiến thức thẩm định tài chính dự án đầu tư và môi trường đầu tư, tình hình đầu tư tại Việt Nam.

Phần lớn các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng đều có trình độ đại học và trên đại học. Tại Phòng dự án TW có một cán bộ là tiến sỹ, một thạc sỹ. Tại phòng Thẩm định và Đầu tư chứng khoán có một tiến sỹ và 3 thạc sỹ. Đội ngũ cán bộ thẩm định trẻ trung, nhiệt tình, năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng là một nguồn tài nguyên quý giá của Ngân hàng Ngoại thương.

Về tổ chức điều hành.

Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được một quy trình thẩm định từ TW đến chi nhánh. Những dự án có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi nguồn vốn lớn vượt quá mức phán quyết của chi nhánh đều gửi tới bộ phận tái thẩm định ở Ngân hàng TW thẩm định lại. Vì thế, các thông tin, kết quả thẩm định được sàng lọc, kế thừa và có độ chính xác cao.

Việc phân định rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ giữa Phòng dự án và bộ phận tái thẩm định ở TW đã làm cho trách nhiệm thẩm định của các bộ phận này được nâng cao, tạo được sức mạnh tập thể và loại bỏ được rủi ro đạo đức của cán bộ Ngân hàng.

Trên đây là một số đóng góp và thành tựu đáng khích lệ của hoạt động thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, toàn diện thì bên cạnh những kết quả đáng mừng đó, công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục

Những hạn chế và nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan.

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh chung của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Về phía Nhà nước: Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, hệ thống

văn bản pháp qui về thẩm định dự án tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất đồng bộ thiếu tính ổn định. Về cơ chế cho

vay đã nảy sinh một số điểm chưa hợp lý cần tiếp tục xem xét sửa đổi bổ xung như: vay ngoại tệ, thủ tục vay vốn chưa được cải tiến nhiều, vấn để về đảm bảo giá trị nợ gốc, việc định thời hạn cho vay còn cứng nhắc; đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước. Ví dụ:

Về thời hạn cho vay: áp dụng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, thời

hạn cho vay trung hạn từ 1 - 5 năm. Nếu như doanh nghiệp vay trung hạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thì thời gian khảo sát mua sắm lắp đặt chạy thử cũng phải mất một năm. Như vậy, bốn năm sau doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vô hình chung ngân hàng đã buộc doanh nghiệp phải tính khấu hao máy móc ở mức 25% thay vì 20%. Do đó sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường, có thể còn dẫn đến thua lỗ không trả được vốn vay.

Về lãi suất cho vay: trong điều kiện nền kinh tế mới phục hồi do ảnh hưởng

của cuộc tài chính tiền tệ Châu á nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp, với mức lãi suất còn cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư của chủ đầu tư.

Về phía khách hàng: khách hàng hiện nay phần lớn không chấp hành đầy

đủ các qui định về lập và thẩm định dự án của Bộ kế hoạch và đầu tư. Những luận chứng kinh tế kỹ thuật gửi đến Ngân hàng Ngoại thương đã không lập đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn, nếu đủ thì, còn sơ sài thiếu căn cứ khoa học. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của doanh nghiệp vay vốn về đầu tư theo dự án đặc biệt là các doanh nghiệp còn yếu kém về mặt tài chính.

Ngoài ra, công tác thẩm định cũng gặp một số trở ngại xuất phát tư phía khách hàng. Đó là sự tồn đọng các dự án từ những năm trước nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nhưng không trả nợ đúng hạn. Nay ngân hàng phải thẩm định, xét duyệt lại chuyển sang cho vay trung dài hạn theo nguyện vọng của khách hàng.

Về ngành ngân hàng: trình độ chung của toàn ngành ngân hàng còn chưa cao chưa đủ năng lực thẩm định các dự án lớn phức tạp. Đặc biệt chưa có sự

phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin và trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Nguyên nhân chủ quan.

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính Ngân hàng Ngoại thương. Về mặt phương pháp thẩm định: Ngân hàng Ngoại thương đã có qui chế ban hành bằng văn bản, khi luật tổ chưc tín dụng ra đời thì qui chế đó không còn phù hợp hoàn toàn. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương dù đã xây dựng qui chế mới nhưng chưa qui định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cấp, từng phòng từng cán bộ thẩm định. Do đó chất lượng thẩm định dự án hầu như phụ thuộc vào trình độ của cán bộ thẩm định dẫn đến chất lượng thẩm định các dự án không đều.

Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định dựa vào mẫu tờ trình thẩm định mà mẫu tờ trình này lại rất chung gây khó khăn khi áp dụng thẩm định từng dự án cụ thể.

Thu thập thông tin: Ngân hàng Ngoại thương chưa xây dựng mạng lưới thông tin riêng phục vụ cho công tác thẩm định. Do đó công tác thẩm định còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá một cách chính xác, toàn diện sâu sắc về doanh nghiệp cũng như dự án. Sự thiếu hụt thông tin có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch về dự án, không lường trước hết các rủi ro. Trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương, sự trao đổi thông tin thường xuyên liên tục giữa thẩm định và tín dụng, chi nhánh và TW.

Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà rất khó có thể khẳng định nguyên nhân nào là chính. Khắc phục những hạn chế này không những đòi hỏi sự phấn đấu của các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương mà còn yêu cầu sự hỗ trợ thường xuyên từ phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SGD NH TMCP NTVN (Trang 61 - 67)