3 Tạp chí tổ chức cán bộ số tháng 1 năm
3.2.1. Đổi mới phương thức hành chính
Điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị công sở, trang bị các phương tiện làm việc cán thiết, nhằm nâng cao năng suất làm việc của cán bộ, công chức. Để làm được điều đó cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
a) Xác định rõ phương thức điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo điều hành
vĩ mô đối với toàn xã hội thông qua việc xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện chính sách; xác định rõ các nguyên tắc làm việc, quy chế hoá quy trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức, một cá nhân chịu trách nhiệm, việc nào chưa thể giao tách bạch cho một cơ quan thì phải quy định cơ quan chủ trì kèm theo quy chế phối hợp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức bằng các quy định cụ thể, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước;
c) Quy trình giải quyết công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước phải được chuẩn hoá và công khai hoá; hệ thống các biểu mẫu, giấy tờ ", hành chính được sử dụng thống nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước ;
d) Xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống công sở của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp; đồng thời định rõ kế hoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng công sở; xây dựng tiêu chuẩn hoá chế độ về trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước, làm cơ sở xác định nguyên tắc đầu tư, thứ tự đầu tư và bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có tính đến hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
KẾT LUẬN
Trên đây là những cái nhìn sơ lược về cán bộ, công chức trong công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam. Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo đúng tinh thần của Đảng và nhà nước đã đề ra đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể.
KẾT LUẬN
Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Đứng trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp chứa đựng cả thuận lợi và thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi chúng ta phải triển khai chiến lược cán bộ đạt hiệu quả cao, đáp ứng được đòi hỏi trước mắt, cấp bách và yêu cầu lâu dài của nhiệm vụ cách mạng. Muốn làm tốt vấn đề này, chúng ta phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vẫn soi đường cho nhiệm vụ của chúng ta, là tài sản to lớn của đảng và dân tộc ta.
Xuất phát từ tính lịch sử cụ thể của đất nước, Hồ Chí Minh nên lên tiêu chuẩn khác nhau của người cán bộ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể, nhưng lại phải đảm bảo được những phẩm chất cơ bản nhất đó là yêu nước, trung thành với lý tưởng cách mạng.
Hai cuộc kháng chiến chống xâm lược đã giành được thắng lợi, đất nước độc lập, thống nhất. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đã thay đổi, cũng vì vậy mà đường lối cán bộ cũng thay đổi. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ cách mạng là “vừa hồng, vừa chuyên” vẫn còn nguyên giá trị. “hồng” là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, là đạo đức cách mạng, “chuyên” là giỏi về công việc mình đang làm, ngày trước là đánh giặc giỏi… ; ngày nay là học tập giỏi, lao động giỏi và nghiên cứu khoa học giỏi… nói khái quát hơn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là phải xem trọng cả hai mặt đức và tài, trong đó đức là gốc.
Sự thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên trong thời gian qua đã dẫn đến hiện tượng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu… gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế -xã hội của đất nước, nhắc nhở chúng ta ngày càng nghiêm khắc hơn nữa trong công việc thực hiện lời dạy của Bác, xem đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là công việc hàng đầu và cấp thiết hiện nay. Tình hình đó đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta trọng trách nặng nề là phải tập trung bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo cán bộ một cách toàn diện, đồng bộ, xây dựng được đội ngũ cán bộ thật sự kiên định, vững vàng, sáng tạo. Điều cần nhấn mạnh nhất là phải nắm vững tiêu chuẩn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng, kết hợp với mỗi cán bộ tự tu dưỡng, rèn luyện.
Tóm lại, công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề xây dựng Đảng. Chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”1, “muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”2.
1 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.269.
2 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.240.