Nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu kh_a lu_n v_n h_a ch_nh tr_ c_n b_- chuy_n m_ (Trang 37 - 43)

dụng cán bộ đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ, đọc những trang viết của Người mà chúng ta có cảm tưởng như đang đọc một cuốn cẩm nang cho những nhà quản trị hiện nay. Phải thừa nhận rằng, phần nhiều vấn đề Người viết cho đến tận ngày nay, chưa thấy ai có bổ sung được gì hơn. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ có ý nghĩa lớn lao đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay.

2.2.1. Đối với việc tuyển chọn cán bộ

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay và tại thời điểm đất nước ta đang thực hiện công cuộc cải cách hành chính chính triệt để thì tư tưởng của Người về việc tuyển chọn cán bộ, trong đó chương trình thi tuyển cán bộ có thể đưa vào vận dụng tuỳ đối tượng và ngành cụ thể, đảm bảo đúng yêu cầu, phù hợp với con người và công việc. Thực tế giữa khuynh hướng thị trường hoá nhiều 1 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.282.

thành phần kinh tế, không ít cán bộ công chức vẫn còn suy nghĩ lạc hậu rằng cứ bám vào Nhà nước hưởng lương công chức, đến khi về hưu lại hưởng tiếp chế độ dưỡng lão đến cuối đời. Vì tư duy bao cấp ỉ lại như thế cho nên trong rất nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm thì ít người chơi thì nhiều hoặc có làm thì cũng không hiệu quả, lãng phí thời gian, tiền của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nghiêm khắc phê phán những mục đích, phương pháp học tập sai lệch; những kiểu lý luận sách vở quanh co bao biện, hoàn toàn xa rời thực tế; càng không nên học vì những ý định tầm thường như để lấy danh hiệu, để trang sức hoặc tạo cho mình một cái vốn liếng cá nhân sau này đợi cơ hội đưa ra mặc cả với tổ chức, cơ quan đoàn thể. Những cán bộ công chức mang trong đầu quan niệm sai trái về học tập nâng cao trí thức kiểu ấy hoàn toàn sa vào chủ nghĩa cá nhân là: “việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, miễn mình béo thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả tính hư nét xấu như lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, lãng phí tham ô…”1

Vì vậy, để phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội, các cơ quan hành chính sự nghiệp phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức, chuẩn hoá cán bộ, cốt tinh chứ không cốt nhiều. Một người cán bộ công chức hiện đại cần đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sau:

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước; quyết tâm phấn đấu cho một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh; đặc biệt cảnh giác với những chiêu bài chính trị phản động và diễn biến hoà bình trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng.

- Nắm vững những chủ trương chính sách mới nhất của Đảng và nhà nước, những bộ luật văn bản chỉ thị trong lĩnh vực văn hoá - thông tin - báo chí.

- Cần phải có kiến thức nhất định về vị trí, vai trò, uy tín và quá trình phát triển của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế. Đặc biệt là phải thuộc tiến trình lịch sử dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc và có thể tìm hiểu thêm một số quốc gia láng giềng có quan hệ mật thiết vối nước ta về vị trí địa lý và truyền thống hữu nghị.

- Trong lĩnh vực chuyên môn hẹp phải thật sự giỏi và chắc chắn. Không ngừng học hỏi vươn lên, làm chủ công việc và đạt hiệu quả cao. Phải có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp; luôn luôn nhiệt tình mình vì mọi người, mọi người vì mình.

- Trong thời đại cách mạng khoa học thông tin thay đổi từng ngày, từng giờ thì người cán bộ viên chức muốn vững vàng, tự tin giải quyết được công việc cần phải học thêm ngoại ngữ và tin học để tăng hiệu quả công tác, giảm lãng phí thời gian và thay đổi công việc một cách văn minh hơn, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của nước ta.

Dựa trên những tiêu chuẩn mà Hồ Chí Minh đặt ra cho cán bộ viên chức, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công tác cũng như góp phần vào quy trình cải cách hành chính mà Đảng và nhà nước ta đang thực hiện, mỗi cán bộ viên chức cần phải cố gắng phấn đấu vươn lên, luôn ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức và chính trị của mình. Luôn luôn giữ kỷ luật. Luôn luôn xứng đáng là một người cán bộ, một người đảng viên.

2.2.2. Đối với việc đào tạo cán bộ

Hồ Chí Minh cho rằng công tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một khâu rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, khả năng đáp ứng yêu cầu của cán bộ ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã thực sự quan tâm đến công tác đào tạo

nhưng sự chuyển biến vẫn chưa cao. Nói đến đào tạo, bồi dưỡng thì cần phải chú ý đào tạo trong thực tiễn công tác và đào tạo trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo để đáp ứng yêu cầu trước mắt và yêu cầu công việc sau này theo quy hoạch cán bộ. Thực tế đào tạo của ta thường hay xẩy ra các thái cực sau: đào tạo tràn lan không theo yêu cầu công việc trước mắt cũng như đáp ứng lâu dài, đây là việc làm gây lãng phí về thời gian và tiền của của Nhà nước mà lại không phục vụ được nhu cầu công việc. Theo đó, có những cán bộ suốt đời đi học để lên lương và lên chức, có những cán bộ mà khi làm công tác quy hoạch, người ta chỉ căn cứ vào số lượng bằng cấp nhưng không xem xét có phù hợp với vị trí công tác mới hay không. Do đó, có những cán bộ khi được đề bạt, điều động giữ cương vị công tác mới hầu như không biết gì về lĩnh vực mình phụ trách. Trường hợp khác cũng thường xẩy ra là không chú trọng đào tạo, bồi dưỡng; đề bạt trước, đào tạo, bồi dưỡng sau. Đây cũng là vấn đề nan giải, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ. Lúc bấy giờ, đào tạo bồi dưỡng chẳng qua chỉ là sự hợp thức hoá bằng cấp; bởi những cán bộ này vừa phải làm công tác quản lý, lãnh đạo với trọng trách nặng nề hơn, vừa phải học tập (trong khi đó đa phần tuổi đời đã lớn) nên chất lượng học tập, thu nhận kiến thức không cao.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đào tạo thực tiễn cho cán bộ, chúng ta thấy rằng: riêng đội ngũ cán bộ dự nguồn cần chú ý tạo điều kiện đưa cán bộ về cơ sở tiếp cận và qua nhiều vị trí công tác, trong đó có cả lĩnh vực chuyên môn và cả lĩnh vực công tác khác của đối tượng dự nguồn, để từ đó mọi phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, sở trường của cán bộ đều bộc lộ ra trong quá trình cọ xát. Có như vậy, tổ chức mới đánh giá chính xác về cán bộ thuộc diện mình quản lý mà có hướng đào tạo, bồi dưỡng và điều chỉnh kịp thời. Đây là khâu rất quan trọng. Bởi “thực tiễn là một trường học lớn” trong cuộc đời. Công tác đào tạo đánh giá cán bộ sẽ đạt hiệu quả lớn làm

cơ sở cho quá trình đề bạt, cất nhắc hoặc thay đổi quy hoạch tạo nguồn trước mắt và lâu dài.

2.2.3. Đối với việc đánh giá - sử dụng cán bộ

Hồ Chí Minh cho rằng giải quyết tốt khâu đánh giá cán bộ sẽ làm cho toàn bộ công tác cán bộ vận hành trôi chảy, khâu này dở thì toàn bộ các bước tiếp theo sẽ bị đình trệ. Người chỉ ra rằng: “từ trước đến nay, Đảng ta chưa thực hành cách thường xem xét cán bộ”1. Đây là một công việc khó vì liên quan tới đánh giá và hiểu biết con người.

Hiện nay, trong khâu đánh giá cán bộ, ở những mức độ khác nhau, từng địa phương, ban, ngành, đang phạm những căn bệnh lớn mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo ngay sau Cách mạng tháng Tám: “do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; … đem một cái khuôn khổ nhất định chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”1. Tình hình đó hiện nay đang diễn ra cần được uốn nắn và loại bỏ ra khỏi tư duy của công tác cán bộ.

Sau khâu đánh giá cán bộ là sử dụng cán bộ. Khâu này cần hội đủ ba yếu tố: cái tâm, cái trí, bản lĩnh.

Hồ Chí Minh sử dụng cụm từ “khéo dùng cán bộ” trong đó người bàn tới việc phải “có gan cất nhắc cán bộ”. “Có gan” tức là bản lĩnh. Đồng thời người dạy: “mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình”2. Đây qủa thật là những vấn đề đang diễn ra trước mắt chúng ta ngày hôm nay và còn phải tiếp tục suy ngẫm nghiêm túc lâu dài. Một trong những khuyết điểm lớn trong công tác cán bộ hiện nay ở nơi này, nơi khác là không thực hành đúng chữ “chính” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu công bằng, chính trực.

1 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.274.

1 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.277.

Cùng với bệnh “thích dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, chán ghét người chính trực” là hàng loạt các hiện tượng không lành mạnh khác, không phải chỉ diễn ra hơn nửa thế kỷ trước, mà vẫn đang tồn tại hôm nay. Đó là thiếu tinh thần rộng rãi, mất dân chủ, nặng thành kiến. Và nguy hiểm hơn là vì cái tâm vẩn đục, trí tuệ thấp, không có bản lĩnh nên “bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt”3.

Trong việc “dùng người” và đào tạo cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc khiến cho cán bộ “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc”. Đây là một tư duy sớm về đổi mới công tác cán bộ. Trong chiến tranh giải phóng cũng như trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng rất cần những cán bộ như vậy, dám đối mặt với những thách thức khó khăn, dám chịu trách nhiệm. Không có những cán bộ tốt, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẽ không có một cán bộ giàu mạnh, văn minh. Cán bộ không cả gan đề ra ý kiến thì nội bộ của Đảng sẽ mất dân chủ. Không có gan phụ trách thì cán bộ chỉ là những cái máy, ỷ lại, mất hết sáng kiến. Đó cũng là tình trạng đang diễn ra hiện nay, tuy không phổ biến nhưng rất đáng lo ngại. Cán bộ thường thì không dám nói; cán bộ quản lý khi có khuyết điểm thì không dám nhận khuyết điểm, không thích mọi người đề ra ý kiến, chỉ thích cấp dưới tâng bốc mình.

Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 9 (Khoá IX) bản lĩnh và trí tuệ công tác cán bộ cần phải thể hiện ở chỗ dám thay cán bộ quản lý yếu kém, dám đứng về cán bộ tốt, bảo vệ cái đúng, không để những dư luận làm sai oan cán bộ. Trên thực tế, như đã nêu, vẫn có những “bọn vu vơ”, những kẻ khéo nịnh hót bất chấp mọi thứ để bôi xấu cán bộ. Người lãnh đạo, người đứng đầu phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, có như vậy mới giữ được người có tài, giữ được cán bộ tốt. Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa giải thích 3 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.279.

thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo, với xử phạt. Trong công tác cán bộ trước hết và chủ yếu là thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo với xử phạt. “Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn dùng không xử phạt là không đúng”1.

Hiện nay, chỗ này chỗ khác đang có một thực tế do người quản lý không có động cơ trong sáng, nên cất nhắc cán bộ không phải vì công tác, tài năng, mà vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, vì quan hệ, vì lợi ích cá nhân. Cách làm đó rõ ràng không làm cho mọi người “tâm phục, khẩu phục”, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Người coi đó là cách làm có tội với Đảng, có tội với đồng bào.

Một phần của tài liệu kh_a lu_n v_n h_a ch_nh tr_ c_n b_- chuy_n m_ (Trang 37 - 43)