XVII Hệ thống phòng
b) Chọn MBA theo điều kiện quá tải sự cố:
2.1.3 Vị trí và số lượng công suất máy biến áp
- Việc chọn vị trí và số lượng trạm biến áp trong một nhà máy cần phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật. Muốn tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật phải sơ bộ xác định phương án cung cấp điện trong nhà máy. Trên cơ sở các phương án đã được chấp thuận mới có thể tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật để chọn vị trí, số lượng và trạm biến áp.
Vị trí của các trạm biến áp phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau đây: + An toàn và liên tục cung cấp điện
+ Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới. + Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng.
+ Phòng nổ, cháy, bụi bặm, khí ăn mòn. Tiết kiệm đầu tư và chi phí vận hành nhỏ.
- Tất cả các yếu tố trên phải nghiên cứu xem xét nghiêm túc, nhưng tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ, khả năng đầu tư cơ bản và điều kiện đất đai để chọn thứ tự ưu tiên cho thỏa đáng. Chú ý rằng các máy và trạm biến áp có công suất lớn nên đặt gần trung tâm phụ tải. Máy biến áp có tỷ số biến đổi nhỏ nên đặt gần nguồn điện và ngược lại.
- Vị trí của trạm biến áp trung gian nên chọn gần phụ tải. Song cần chú ý rằng đường dây dẫn đến trạm trung gian thường có cấp điện áp 110KV-220KV, đường dây đó chiếm một khoảng đất rộng mà trên đó không được xây dựng một công trình nào khác. Vì thế không nên đưa trạm biến áp trung gian vào quá sâu trong nhà máy vì như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giao thông và các công trình xây dựng khác.
- Vị trí của trạm biến áp phân xưởng có thể ở bên ngoài, liền kề hoặc bên trong phân xưởng.
- Số lượng trạm biến áp trong một nhà máy phụ thuộc vào mức độ tập trung hay phân tán của phụ tải trong nhà máy, phụ thuộc vào tính chất quan trọng của phụ tải về mặt liên tục cấp điện. Vấn đề số lượng trạm liên quan chặt chẽ tới phương án cung cấp điện trong nhà máy, do đó phải so sánh kinh tế ngay khi xác định các phương án cung cấp điện.
- Số lượng: Mỗi trạm biến áp chỉ nên đặt một máy biến áp (ba pha), sử dụng hai máy biến áp trong trường hợp:
+ Một máy có biến áp quá lớn.
+ Cần một máy làm nguồn dự phòng .
Chú ý: Hai máy có cùng chủng loại và có sơ đồ nối dây giống như nhau.
- Dung lượng máy biến áp: Máy biến áp có công suất đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải:
SMBA≥ Sptải
∆AMBA: bé nhất
Với diện tích mặt bằng hiện nay của nhà máy khả năng mở rộng thêm phụ tải trong tương lai là không lớn lắm. Tuy nhiên khả năng mở rộng phụ tải của xí nghiệp trong tương lai theo dự đoán là 300KVA. Để đảm bảo việc lựa chọn dung lượng máy biến
áp ta có thể lấy giá trị phụ tải tính toán thực tế của nhà máy công suất dự đoán mở rộng.
Ta có:
Công suất toàn phần tính toán của nhà máy là: Sttnm=1143,74 KVA Công suất dự đoán mở rộng Smr=300KVA
Công suất của nhà máy có cả công suất mở rộng là Snm = Sttnm+Smr=1143,74+300=1443,74 KVA
Khi bắt đầu xây dựng nhà máy, chủ đầu tư đã làm đơn xin điện lực khu chế xuất Tân Thuận Quận 7 TPHCM cung cấp nguồn điện cho nhà máy. Sau khi điện lực tính toán với số lượng công suất đặt có trong nhà máy và vị trí điểm đấu vào đường điện 15KV của khu công chế xuất Tân Thuận, họ quyết định cấp cho nhà máy với công suất là 1500KVA.
Phụ tải của nhà máy là phụ tải tập trung, chủ yếu tập trung vào khu vực nhà sản xuất chính. Nên ta chọn vị trí đặt trạm biến áp như trên hình vẽ mặt bằng nhà máy. Vậy ta dùng phương án chọn một nhà máy với 2 biến áp ba pha dung lượng 1500KVA mỗi máy biến áp có dung lượng là 750KVA ( 15/0,4KV) loại máy biến áp hở do công ty Mi BA sản xuất .
Công suất (KVA) Tổn hao (KW) Dòng điện khôn g tải (Io%) Điện áp ngắn mạch (UN%) Kích thước ngoại hình (mm) Kích thước lắp đặt (mm) Trọng lượng (kg) Khôn g tải (P0) Ngắn mạch (PN) A B C D Dầu Toàn bộ 750 3,2 12 5,5 5,5 1342 1930 1068 803 980 3043 Phạm vi điều chỉnh điện áp (±2x2,5%) ; (± 5%) Tổ đấu dây : Y/yo - 12