XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ (Trang 28 - 51)

Hải Dương nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

CỦA SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Ngày 7/5/2007. Cập nhật lúc 20h 59'

(ĐCSVN) - Sự lãnh đạo được xác định như một nghệ thuật hay một quá trình

tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức đề ra. Cán bộ lãnh đạo là những người giữ chức vụ và trách nhiệm cao trong một tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức và bộ máy, có vai trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động của cả bộ máy đó.

Do vậy, muốn xây dựng một tổ chức mạnh, một bộ máy hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có một đội ngũ lãnh đạo có đủ năng lực và phẩm chất. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “cán bộ là gốc của mọi công việc… công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Đảng ta luôn xác định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước. Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong bối cảnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, những thời cơ, vận hội và thách thức mới đang nảy sinh, đòi hỏi công tác cán bộ phải có những chuyển biến mới. Cuốn sách Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do GS.TS. Vũ Văn Hiền chủ biên

được biên soạn trên kết quả đề tài khoa học KX03.02 cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay.

Trong phần Mở đầu, tác giả đã đề cập đến những vấn đề như: quan niệm về cán bộ lãnh đạo, quản lý; V.I. Lênin với vấn đề cán bộ và công tác cán bộ; Hồ Chí Minh với vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, công tác cán bộ cần lưu ý: 1) Hiểu và đánh giá đúng cán bộ; 2) Khéo dùng cán bộ; 3) Huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; 4) Khéo kết hợp giữa cán bộ già và cán bộ trẻ; 5) Yêu thương cán bộ.

Chương I. Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhận thức rõ vị trí đặc biệt quan trọng của công tác cán bộ, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác cán bộ, bồi dưỡng cán bộ. Đảng đã có nhiều nghị quyết quan trọng đề cập đến công tác cán bộ. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về đổi

mới và chỉnh đốn Đảng đã xác định các nguyên tắc, yêu cầu, phương châm và nội

dung đổi mới, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII Về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7

khóa VIII Về một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị. Đại hội làn thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đạo đức, có tài. Thực hiện đúng đắn nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đối với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ… Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ. Đáng giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Đổi

mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.

Chương II. Thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay

Các tác giả đã phác thảo những nét cơ bản về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay thông qua phân tích những khía cạnh: độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quá trình rèn luyện. Cuốn sách đã chỉ ra những mặt mạnh và ưu điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay. Đa phần thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý được sống và học tập trưởng thành sau năm 1945, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa giữ vững được phẩm chất chính trị. Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được nâng lên rõ rệt trong nhiều lĩnh vực. Họ năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, phương pháp tư duy có tiến bộ, năng lực lãnh đạo và quản lý có bước phát triển mới. Phong cách làm việc sát thực tế hơn, gần dân hơn. Số đông đồng chí vẫn giữ được đạo đức, lối sống tốt đẹp.

Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũa cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng bộ lộ những yếu kém và nhược điểm cần khắc phục. Một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, giảm sút về niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng. Không ít cán bộ còn chịu ảnh hưởng nặng nề tư duy bao cấp, mang tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên; làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm chủ nghĩa, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của kinh tế thị trường. Trình độ nghiệp vụ, nắm bắt khoa học-kỹ thuật và tình hình kinh tế của không ít cán bộ còn thấp. Một bộ phận cán bộ bị tha hóa về đạo đức, lối sống. Biểu hiện rõ nhất là lối sống ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; hiện tượng quan liêu, tham nhũng; mất đoàn kết, bè phái; ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ… Theo cuốn sách, những yếu kém này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân khách quan: ảnh hưởng của cơ chế cũ; hạn chế nảy sinh từ thời kỳ chuyển đổi cơ chế; âm mưu diễn biến hòa bình… Những nguyên nhân

chủ quan: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội; việc quy hoạch, đào tạo không theo kịp yêu cầu;ịư dung túng, bao che hoặc sự nể nang của tổ chức, cá nhân trong việc xử lý cán bộ cấp dưới…

Chương III. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới

Cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, công tác cán bộ cũng đạt được thành công mới. Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng cho các cấp, các ngành, đã chú ý đào tạo và sử dụng những cán bộ có tư duy đổi mới, năng động, có kiến thức khoa học, kinh tế, luật pháp, có năng lực kinh doanh. Chú trọng đổi mới và khoa học hóa các khâu của công tác cán bộ như: xây dựng những tiêu chuẩn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý; đánh giá cán bộ có những tiến bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ những năm trước mắt; khẳng định vai trò quan trọng và những yêu cầu, mục tiêu của luân chuyển cán bộ; thực hiện tốt chính sách cán bộ… Những thành công đó đã tác động tích cực, toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Những yếu kém và hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian qua còn rất nhiều. Về việc đánh giá và sử dụng cán bộ vẫn chưa khắc phục được những khuyết điểm, theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) thì đó là: việc đánh giá cán bộ chưa thống nhất; Không ít tổ chức và người lãnh đạo nắm thông tin về cán bộ chưa đầy đủ nên đánh giá không đúng, thiếu khách quan; Quy trình đánh giá cán bộ có lúc, có nơi thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ các bước; Nhiều nơi, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ làm cơ sở cho việc quy hoạch chưa kỹ; Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ chưa được quy định rõ, hoặc chưa hợp lý. Ngoài ra, còn có các hạn chế, nhược điểm khác như: tình trạng chậm cụ thể hóa và triển khai chiến lược cán bộ; chính sách cán bộ và phân công công tác cán bộ còn nhiều hạn chế; công tác cán bộ chưa góp phần đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng.

Chương IV. Những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu đổi mới công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng hiện nay, cuốn sách đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay. Nhóm

thứ nhất: Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng,

trình độ của tổ chức và cán bộ làm công tác cán bộ; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các khâu của công tác cán bộ. Nhóm thứ hai: Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi

để tài năng lãnh đạo, quản lý nảy nở, phát triển. Nhóm thứ ba: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ.

Cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác xây dựng cán bộ hiện nay. Đây là tài liệu cần thiết và hữu ích đổi với những nhà quản lý, nghiên cứu và hoạch định chính sách.

Chu Văn Khánh

ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11/24/2008 5:02:41 PM

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Luật Cán bộ, công chức là một trong những Luật rất quan trọng, được thảo luận nhiều buổi và thu hút sự quan tâm, theo dõi của mọi tầng lớp nhân dân. Luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII. Để giúp độc giả có thêm thông tin, Tạp chí Cộng sản Điện tử đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn này.

Phóng viên: Tạp chí Cộng sản Điện tử cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi

với Tạp chí. Thưa Bộ trưởng, sau hơn hai mươi năm đổi mới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức đã được nâng lên, tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Bộ trưởng đánh giá thế nào về nhận xét trên?

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sau hơn hai mươi năm đổi mới,chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đã góp phần quan trọng vào những thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn bất cập, hẫng hụt về một số mặt như: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý... Mặt khác, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, còn có hiện tượng quan liêu, tham nhũng gây nên những tiêu cực trong thi hành công vụ, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước. So với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới thì với thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức như hiện nay, rõ ràng là vẫn còn một số điểm hạn chế. Để khắc phục các hạn chế này, Đảng và Nhà nước ta đang triển khai các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đối với cán bộ công chức hành chính nhà nước.

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trong b ối c ảnh hiện nay, người cán bộ , công chức cần phải có những phẩm chất gì và đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng chỉ rõ “cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt…”.

Trên cơ sở định hướng chung như vậy cần phải thể chế hoá các nội dung liên quan tới tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, ví dụ như tiêu chuẩn các ngạch: cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc các ngạch viên chức sự nghiệp như giáo viên, bác sĩ v.v.. Điều hết sức quan trọng là phải xuất phát từ tính chất, đặc điểm và yêu cầu công việc của cán bộ, công chức trong từng lĩnh vực hoạt động để có những quy định phù hợp về tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức bao gồm cả tiêu chuẩn về phẩm chất, về năng lực và về trình độ. Trong đó, tiêu chuẩn của công chức hành chính ở các bộ, ngành Trung ương phải chú trọng đến năng lực hoạch định thể chế, chính sách ở tầm vĩ mô, còn tiêu chuẩn của công chức hành chính cấp xã, cấp huyện, cần chú ý đến năng lực thực thi chính sách, pháp luật, văn hoá giao tiếp và giải quyết những công việc của dân, doanh nghiệp…

Phóng viên: Hiện nay, bắt đầu có một bộ phận cán bộ, công chức (thậm chí có một số

người giữ những cương vị nhất định trọng bộ máy công quyền ở địa phương) rời nhiệm sở, chuyển sang làm việc trong khu vực tư nhân, theo Bộ trưởng, vì sao có hiện tượng đó, và liệu có phần nào xuất phát từ những bất cập trong công tác cán bộ không?

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Qua theo dõi thực tiễn quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức các bộ, ngành và địa phương trong nhiều năm qua, cho thấy trong một số năm gần đây có hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, cụ thể như sau:

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc từ tháng 7 năm 2003 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 16.314 người, chiếm tỷ lệ gần 1,0% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: người giữ chức vụ lãnh đạo có 310 người, chiếm tỷ lệ

1,9% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, gồm: Cấp Vụ và tương

đương có 06 người chiếm tỷ lệ 0,04%; Cấp Phòng và tương đương có 231 người chiếm tỷ lệ 1,42%; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm trực thuộc (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) có 38 người chiếm tỷ lệ 0,23%; Hiệu trưởng trường phổ thông, trường mầm non có 34 người, chiếm tỷ lệ 0,21%; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có 01 người. Người không giữ chức vụ lãnh đạo có 16.004 người, chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ (Trang 28 - 51)