- Bao 25kg cao nhất là 75 đồng/kg, thấp nhất là 70 đồng/kg.
5. Tình hình xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu: 1 Các hình thức xuất khẩu của Công ty:
XUẤT KHẨU UỶ THÁC
Philipines 2.795,25 462,90 7.789,10 1.446,50 17.464,75 4.373,99 4.993,85 178,65 9.675,65 124,22 Iraq 500,00 132,46 1.390,60 457,35 890,60 178,12 (1.390,60) (100,00) Iran 498,95 128,98 498,95 Tổng 3.295,25 595,37 9.179,70 1.903,85 17.963,7 0 4.502,9 7 5.884,45 178,57 8.784,00 95,69 Tổng cộng 44.204,3 7.553,49 39.853,00 8.049,24 29.968,1 7.305,0 (4.351,30) (9,84) (9.884,85) (24,80)
0 5 9
Tình hình xuất khẩu gạo theo các hình thức xuất khẩu được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Biểu đồ 8: Tình hình xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu qua 3 năm 2003-2005
Nhận xét:
Trong 3 năm 2003-2004-2005, Công ty chủ yếu thực hiện xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn là xuất khẩu uỷ thác.
* Số lượng thị trường trong mỗi hình thức xuất khẩu:
- Năm 2003:
+ Xuất khẩu trực tiếp: Công ty xuất khẩu trực tiếp sang 5 nước: Malaysia, Singapore, Indonesia, Philipines và Tanzania. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp cao nhất là Malaysia 20.134 tấn (trị giá 3.341.790 USD), Singapore xếp thứ 2 với lượng xuất là 2.605 tấn (trị giá 490.510 USD), Indonesia đứng thứ 3 với lượng xuất là 9.120,4 tấn (trị giá 1.513.080 USD), thứ 4 là Philipines với lượng xuất 7.550 tấn (trị giá 1.336050 USD), thứ 5 là Tanzania với lượng xuất 1.499,65 tấn (trị giá 276.690 USD).
+ Xuất khẩu uỷ thác: Công ty xuất khẩu uỷ thác sang 2 nước là: Philipines và Iraq. Trong đó, phần lớn là xuất sang Philipines với lượng xuất là 2.795,25 tấn (trị giá 462.900 USD), Iraq là 500 tấn ( trị giá 132.460 USD).
- Năm 2004:
+ Xuất khẩu trực tiếp: Năm 2004 Công ty thực hiện xuất khẩu uỷ thác sang 9 nước, hiều hơn năm 2003 là 4 nước. Trong đó: xuất khẩu sang Malaysia là cao nhất 12.251,90 tấn (trị giá 2.419.340 USD); đứng thứ 2 là Indonesia với lượng xuất là 5.309,70 tấn (trị giá 1.045.650 USD). Thứ 3 là Philipines, với lượng xuất là 2.100,00 tấn (trị giá 464.100 USD). Thứ 4 là Châu Phi, với lượng xuất là 8.522,50 tấn (trị giá 1.688.920 USD). Còn 5 thị trường còn lại thì lượng gạo xuất là nhỏ, không đáng kể. Turkey: lượng xuất là 72 tấn (trị giá 13.750 USD); Algeria: lượng xuất là 120 tấn (trị giá 28.080 USD); Macau: lượng xuất là 48 tấn (trị giá 12.720 USD); Guinea1: lượng xuất là 499,2 tấn (trị giá: 335.820 USD); Đông Timor: lượng xuất là 750 tấn (trị giá 137.010 USD).
+ Xuất khẩu uỷ thác: Cũng giống như năm 2004, Công ty chỉ xuất khẩu ủy thác sang 2 thị trường Philipines và Iraq. Lượng xuất sang Philipines là 7.789,10 tấn (trị giá 1.446.500 USD). Lượng xuất sang Iraq là 1.390,60 tấn (trị giá 457.350 USD).
- Năm 2005:
+ Xuất khẩu trực tiếp: Sang năm 2005 Công ty chỉ thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang 5 thị trường, nhưng khác với năm 2003. Cụ thể, đứng thứ nhất là Malaysia: lượng xuất là 4.392 tấn (trị giá: 996.910 USD). Thứ hai là Singapore: lượng xuất là 66 tấn (trị
giá 14.920 USD). Thứ 3 là Châu Phi: lượng xuất là: 5.256,70 tấn (trị giá: 1.252.540 USD). Cuối cùng là Turkey: lượng xuất là: 288 tấn (trị giá 77.460 USD). Uganda: lượng xuất là: 2.001,75 tấn (trị giá 460.290 USD).
+ Xuất khẩu uỷ thác:Vẫn giống như hai năm 2003 và 2004, Công ty hỉ thực hiện xuất khẩu uỷ thác sang 2 nước. Nhưng 2 nước này có sự thay đổi là: Xuất nhiều nhất vẫn là Philipines với lượng xuất là 17.464,75 tấn (trị giá 4.373.990 USD); Một thị trường mời là Iran với lượng xuất là 498,95 tấn (trị giá 128.980 USD).
Từ các số liệu trên cho thấy hình thức mà Công ty áp dụng nhiều nhất là xuất khẩu trực tiếp. Qua đó nó cũng thể hiện Công ty có trình độ và quy mô sản xuất khá lớn, có kinh nghiệm trên thương trường thế giới. Xuất khẩu bằng hình thức này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn là hình thức xuất khẩu uỷ thác.
* Về số lượng của mỗi hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: Chiếm đa số trong tổng lượng xuất khẩu của Công ty. Năm 2003, tổng lượng xuất khẩu trực tiếp là 40.909,05 (trị giá 6.958.120 USD). Sang năm 2004, lượng xuất khẩu trực tiếp giảm xuống còn 30.673,30tấn(trị giá 6.145.390 USD), giảm 10.235,75 tấn. Sang năm 2005, tổng lượng xuất khẩu trực tiếp lại tiếp tục giảm xuống tới 12.004,4 tấn (trị giá 2.802.120 USD), giảm 18.668,9 tấn. Lượng xuất khẩu trực tiếp qua 3 năm liền bị giảm sút như thế là một điều bất ổn trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty. Nguyên nhân là Công ty vẫn duy trì hình thức công ty nhà nước trong khi nhiều công ty khác đã chuyển dần sang hình thức cổ phần hoá. Khả năng làm markeing quốc tế của Công ty còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh của Công ty ngày một hạn chế, việc xuất gạo trực tiếp ngày một khó khăn.
- Xuất khẩu uỷ thác: Năm 2003 tổng lượng xuất khẩu uỷ thác của Công ty là 3.295,25 tấn (trị giá 595.370 USD). Sang năm 2004, lượng xuất khẩu uỷ thác tăng lên 9.179,70 tấn (trị giá 1.903.850 USD), tăng lên một lượng là 5.884,45 tấn tương đương 178,57%. Năm 2005, lượng xuất khẩu uỷ thác lại tiếp tục tăng lên đến 17.963,70 tấn (trị giá 4.502.970 USD), tăng thêm một lượng là 8.784 tấn, tương đương 95,69%. Như vậy là hình thức xuất khẩu uỷ thác ngày càng tăng về lượng xuất khẩu. Điều này chứng tỏ khả năng tự bán sản phẩm của mình ra nước ngoài ngày một hạn chế, dựa vào nhà nước ngày một nhiều.
Dù lượng xuất của uỷ thác tăng nhưng không bù đắp được phần giảm cuả xuất trực tiếp nên tổng lượng xuất của công ty là giảm. Năm 2003, tổng lượng xuất là 44.204,30 tấn. Đến năm 2004 thì giảm còn 39.853 tấn, giảm một lượng là 4.351,30 tấn tương đương 9,84%. Năm 2005, tổng lượng xuất tiếp tục giảm đến 29.968,15 tấn, giảm một lượng là 9.884,85 tấn, tương đương 24,80%.