III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
3. Điểm mạnh, điểm yếu của Thái Lan:
Điểm mạnh:
-Ngành xuất khẩu gạo của họ phát triển từ lâu và trước chúng ta nên họ có bề dày kinh nghiệm và đã chiếm lĩnh được trên thị trường thế giới.
-Họ có công nghệ hiện đại, cộng thêm là đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao nên sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao và đã tạo được uy tín rất lớn trên thị trường thế giới.
-Có kinh nghiệm trong công tác trồng trọt cũng như là qui trình chế biến xuất khẩu nên kéo theo sản phẩm của họ rất đa dạng.
-Do họ là thành viên của WTO nên có lợi thế rất lớn về thế suất nhập khẩu vào thị trường Nhật.
-Được sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ bằng các chương trình và dự án cụ thể đã góp phần vào việc tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Điểm yếu:
- Giá xuất khẩu (FOB Thái Lan) cao hơn chúng ta từ 40 đến 45 USD/tấn. Điều này làm cho các nhà nhập khẩu e ngại khi quyết định nhập gạo Thái Lan mà sẽ tìm những nước xuất khẩu khác có giá tương đối rẻ hơn.
+ 50% vùng Đông Bắc đất đai bị hạn hán, lụt lội hàng năm, chi phí sản xuất có chiều hướng tăng...
+ Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ nhỏ và vừa nằm rải rác ở các vùng nông thôn và đã sử dụng từ lâu, thiết bị tương đối cũ đang là nguyên nhân làm giá chế biến gạo tăng dần và chất lượng gạo giảm.
Từ những phân tích trên ta thấy những yếu kém của việt Nam so với Thái Lan là:
Không nhạy bén về thị hiếu khách hàng: Hiện nay, chất lượng gạo xuất khẩu tuy có tăng lên so với các năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn trắng (95 – 97%), trong khi nhu cầu thế giới nhất là Mỹ, Nhật, EU lại cần loại gạo thơm, ngon, hạt dài, chất lượng cao. Năm 2005, Công ty Minh Cát (nhãn hiệu Kim Kê) đã nhận hợp đồng xuất khẩu gạo sang Mỹ, khách hàng đồng ý bao gói. Nhưng khi phía Thái Lan tới chào hàng thì họ lại không nhận gạo của ta nữa, vì gạo Thái Lan có chất lượng cao hơn.
Vấn đề tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch và tổ chức thị trường lúa gạo đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế: sản xuất manh mún theo từng hộ cá thể, giống lúa bị pha tạp, hạt lúa nhiều lúc bị mất phẩm chất do phơi sấy không đúng kỹ thuật, doanh nghiệp xuất khẩu phải mua lúa qua các hàng xáo... dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổn định; thị trường nội địa vẫn chưa được khai thác đúng mức để tạo “bàn đạp” vững chắc vươn ra bên ngoài. Nông dân không có khả năng dự trữ lúa, thường bán lúa ngay sau khi thu hoạch, dù gặp lúc giá rẻ. Đây là những khó khăn, bất cập cần sớm được giải quyết để nâng giá trị hàng hóa của lúa, gạo lên.
Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
Tóm lại, cho dù nguyên nhân gì đi nữa, cái đích WTO đã hiển hiện trong tương lai gần. Việc ra nhập một thị trường toàn cầu không cho phép chúng ta thụt lùi hay giậm chân tại chỗ. Cần phải nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt là những loại gạo chất lượng cao, độc đáo, làm mũi nhọn xuất khẩu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.