Học liệu, giáo trình điện tử Học liệu, giáo trình điện tử

Một phần của tài liệu CBQL-UD CNTT vao quan ly truong hoc (Trang 51 - 61)

môi trường Internet bao gồm:

5.4 Học liệu, giáo trình điện tử Học liệu, giáo trình điện tử

E-learning Bảng điện tử (electronic board)

 là một hình thức dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ. Môi trường của việc dạy học được thể hiện qua máy tính, công nghệ số. E-learning giảm thiểu nhu cầu tương tác trực diện.

 là một dịch vụ trực tuyến dưới dạng Website trong nhà trường. Đây là công cụ cho phép cán bộ nhà trường (hiệu trưởng, giáo viên) cung cấp thông tin tới học sinh, gia đình và các nhân viên khác trong trường.

Phòng thí nghiệm ảo

 Nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học… xảy ra trong tự nhiên hay trong PTN.

 Đặc điểm nổi trội là tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng.

 Có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện giới hạn khó xảy ra trong tự nhiện hay khó thu được trong PTN.

 Thí nghiệm ảo hỗ trợ trong trường hợp thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.

Một số công cụ hỗ trợ biên soạn giáo trình điện tử:

◦ Soạn thảo bài giảng điện tử với Trivantis Lectora Enterprise Edition

◦ Xây dựng thí nghiệm ảo đơn giản với MacroMedia Flash

Địa chỉ, tài liệu tham khảo:

http://srem.com.vn – Website của dự án SREM, cung cấp một cách đầy đủ nhất về những văn bản pháp quy trong ngành giáo dục, cũng như cập nhật phiên bản mới nhất V.EMIS, diễn đàn thảo luận các vấn đề trong ngành. . .

http://www.download.com.vn/Education%2BSoftware/ - một Website cho phép tải miễn phí nhiều phần mềm giáo dục.

http://www.dayhocintel.org/diendan/showthread.php?t=6785 là một diễn đàn về phần mềm dạy học.

http://lophoc.thuvienvatly.com/ là một Website về thí nghiệm ảo và học liệu điện tử cho môn vật lý.

http://www.giaovien.net/index. php?

option=com_docman&Itemid=102 là một Website cung cấp thông tin hỗ trợ, tài liệu và chương trình phần mềm dạy học cho giáo viên.

http://www.thongtincongnghe.com/software/cat/8 là một địa chỉ của thư viện phần mềm giáo dục.

Bộ giáo trình điện tử biên soạn năm 2008 bởi trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành cho khối lớp 10-12 với các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý…

Một đặc điểm khác biệt giữa lĩnh vực quản lý nhà trường với việc dạy và học là ở khả năng tổng hợp, sự đa dạng trong các mặt cần quản lý. Với người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, công việc quản lý bao gồm ít nhất những việc sau:

Quản lý nhân sự: hồ sơ giáo viên; tuyển chọn, đánh giá, xếp loại và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; các vấn đề tiền lương, chính sách bảo hiểm, y tế…

Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu cho toàn bộ giáo viên và lớp học.

 Dựa trên sự phân công giảng dạy trong thời khóa biểu và các công tác kiêm nhiệm, hiệu trưởng cần

theo dõi, giám sát công tác giảng dạy của các giáo viên xem họ có thực hiện đúng với sự phân công hay không, có đúng định mức theo quy định hay không, giáo viên có bỏ giờ, nghỉ tiết, chậm giờ hoặc vi phạm qui chế… Từ việc chấm công này, hiệu trưởng có thể tính được chế độ đãi ngộ,

lương bổng tương ứng, tiền lương dạy tăng, dạy thay.

Quản lý tài chính, tài sản: phân tích hoạt động hiện tại, xác định hiệu quả về mặt chi phí nhằm cải tiến hoạt động của đơn vị, trường học, lập kế hoạch phát triển, lập kế hoạch về các nguồn lực và đầu vào cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của đơn vị, trường học, đánh giá tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu về nguồn lực con người, cơ sở vật chất và tài chính. Ghi lại các khoản thu chi từ vốn ngân sách được cấp cho trường và từ các nguồn tài trợ khác; các khoản mua sắm trang thiết bị và khấu hao định kỳ…

Quản lý học sinh: bên cạnh trách nhiệm quản lý chi tiết mỗi học sinh của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; người hiệu trưởng cũng cần

nắm rõ hồ sơ học sinh, duy trì mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường; tổ chức các kỳ thi…

Quản lý trang thiết bị, thư viện: nắm tình trạng hiện thời của cơ sở vật chất trong nhà trường, hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học, nhu cầu mua sắm, trang bị thêm…

Công văn, giấy tờ và các thông báo giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường và gia đình có thể được cải thiện nhiều thông qua việc ứng dụng CNTT và Internet.

Giám sát, đánh giá sự vận hành của nhà trường theo những chỉ số giáo dục và định kỳ gửi báo cáo lên cấp trên (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT). Điểm khác biệt mà CNTT đem lại cho công tác quản lý nhà trường là phần lớn những số liệu này có tính định lượng thay vì định tính như trước đây. Như thế, việc quản lý và vận hành sẽ tường minh hơn rất nhiều, những mặt có vấn đề sẽ được thể hiện rõ nét và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác định được.

Một phần của tài liệu CBQL-UD CNTT vao quan ly truong hoc (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(179 trang)