Nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 30 - 35)

Bảng 12: Nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2006-2008 Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Trạng thái Loại hình Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (tỷ) Số tiền (tỷ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ) Tỷ trọn g (%) Nhóm 3 0 0.00 7.503 0.80 2.152 0.18 TNHH TN 0 0.00 7.503 0.80 2.152 0.18 Xây dựng 0 0.00 7.503 0.80 2.152 0.18 Nhóm 4 3.627 0.44 0 0.00 4.257 0.35 TNHH TN 2.69 0.33 0 0.00 2.006 0.17 Xây dựng 2.69 0.33 0 0.00 2.006 0.17 CP 0.937 0.11 0 0.00 2.251 0.18 Xây dựng 0.937 0.11 0 0.00 2.251 0.18 Nhóm 5 0 0.00 2.824 0.30 2.479 0.21 TNHH TN 0 0.00 2.824 0.30 2.479 0.21 Công nghiệp 0 0.00 2.824 0.30 1.676 0.14 Xây dựng 0 0.00 0 0.00 0.803 0.07

Dư nợ cho vay

824.170 100 0 100 939.07 3 100 1206.08 6 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng năm 2006 - 2007

Nợ ngắn hạn thuộc nhóm nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng, luôn ở dưới 2%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2007, 2008 tăng hơn nhiều so với năm 2006, cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 0.44% nhưng sang năm 2007 là 1.1% và 2008 là 0.76%. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn này là do một phần của nợ quá hạn bị đẩy xuống nhóm 3, theo quy định mới của NHCT Việt Nam. Đáng lưu ý là nợ nhóm 4 và năm tăng ở năm 2008, tập trung chủ yếu ở các công ty TNHH tư nhân, tại các ngành công nghiệp và xây dựng.

Biểu đồ 4: So sánh tốc độ gia tăng của nợ xấu ngắn hạn với tổng dư nợ cho vay

Tốc độ tăng của nợ xấu ngắn hạn năm 2007 tăng mạnh so với tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên, sang năm 2008, nợ xấu ngắn hạn đã giảm đáng kể và dư nợ ngắn hạn tăng khá cao. Nhưng nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Ngân hàng cần xem xét giảm tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn, nâng cao chất lượng các khoản vay.

2.3.2.4. Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn

Bảng 13: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp từ 2006 – 2008:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

doanh nghiệp (1)

Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân đối với

doanh nghiệp (2) 435.369 501.349 660.942

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn

hạn (3) = (1)*100/(2) 20.89 21.56 24.5

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng từ 2006 - 2008

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, tuy không phải ở mức cao nhưng với sự gia tăng này, đặc biệt là sang năm 2008 chứng tỏ rằng, ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.

Bảng 14: Tỷ lệ thu nhập tư cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp so với tổng thu nhập của ngân hàng từ 2006 – 2008:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Thu nhập từ cho vay ngắn hạn đối với

doanh nghiệp (1) 90.84 108.139 161.81

Tổng thu nhập (2) 148.4 163.3 221.7

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp so với tổng thu nhập (3) = (1)*100/(2)

61.21 66.22 72.99

Như vậy, đúng như các nhận định và xu hướng chung của toàn hệ thông NHTM nói cung và hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng, thu nhập từ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của toàn ngân hàng, luôn ở mức trên 60% và đặc biệt năm 2008 là 72.99%.

2.3.3. Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không chỉ tăng trưởng về quy mô mà còn nâng cao dần về chất lượng. Điều này thể hiện rõ nhất qua quy mô dư nợ cho vay ngắn

hạn tăng, vòng quay vốn cho vay ngày càng được cải thiện, tăng từ 1.81 năm 2006 lên 2.57 năm 2007 và 2.47 năm 2008.

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhâna. Hạn chế a. Hạn chế

Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã có những thành công lớn. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần theo các năm, các chỉ số tài chính cũng đang dần đạt tiêu chuẩn. Tuy vậy vẫn có những sai sót ở khâu này hay khâu khác, do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến chất lượng cho vay ngắn hạn vẫn chưa đạt yêu cầu. Những hạn chế đó là:

- Về phía ngân hàng:

+ Quy trình nghiệp vụ cho vay nhiều lúc bị bỏ qua, đặc biệt là trong khâu thẩm

định tín dụng. Áp lực về thời gian thẩm định phương án kinh doanh đến từ cả hai

phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn trong quá trình thẩm định. Thời gian ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro.

+ Tăng trưởng dư nợ cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dư nợ tăng theo các

năm, tuy nhiên dư nợ quá hạn và nợ khó đòi còn lớn. Một số khoản nợ khó đòi gần như không có khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp nắm giữ các khoản nợ này lại đang trong tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, khả năng tạo vốn kém, hầu hết rơi vào ngành xây dựng, sản xuất hoặc kinh doanh vật liệu xây dựng. Điều này khiến cho ngân hàng phải tăng chi phí để xử lý các trường hợp này, ngân hàng có thể sẽ bị mất vốn, và phải trích một phần lợi nhuận để bổ sung vào quỹ dự phòng tổn thất, rủi ro tín dụng.

+ Vòng quay vốn ngắn hạn của ngân hàng còn thấp, chưa đạt được mục tiêu

đã đề ra. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của ngân hàng cho thấy ngân hàng còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp công thêm với tỷ trọng nợ quá hạn và nợ khó đòi còn cao cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng vẫn còn chưa tốt.

- Về phía doanh nghiệp

+ Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn của ngân hàng còn hạn chế. Trong

trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp, không đủ để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ chậm thu hồi vốn hoặc mất vốn. Đặc trưng của ngân hàng là khách hàng doanh nghiệp thông thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vay vốn của họ thường không lớn, tình hình kinh doanh của họ còn gặp nhiều hạn chế nên khó tiếp cận với vay vốn ngân hàng một cách dễ dàng và thuận lợi. Họ thường chỉ được vay vốn với những phương án kinh doanh thực sự khả thi, mà do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nên cũng gặp rất nhiều khó khăn.

+ Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt. Nhiều doanh nghiệp không có ý

thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả tiền cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ lấy nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn, lần lữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho ngân hàng thu hồi vốn một cách khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w