(Chưa có thông tin)
Nhận xét: Với những thông tin hết sức tổng quát từ phía Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cung cấp có thể nói tổng Công ty là đơn vị sản xuất, kinh doanh với 20 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh tương đối thuận lợi. Tổng
Công ty đã phát huy được thế mạnh của mình, hoạt động kinh doanh qua các năm có lãim doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty đã được bổ sung qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của tổng tài sản mà chủ yếu là tăng nợ ngắn hạn lớn nên hoạt động của Tổng Công ty còn dựa nhiều vào nguồn vốn đi vay và vốn chiếm dụng. So với năm trước, tỷ suất tài trợ của Tổng Công ty giảm đi một tỷ lệ đáng kể ( từ 22,67% xuống còn 15,69%) trong thời gian tới nếu tiếp tục thực hiện đầu tư nhiều dự án như dự kiến với mức vốn tự có tham gia thấp có thể sẽ gây ra áp lực cho Tổng Công ty về khả năng thanh toán và khả năng tự chủ tài chính.
iii. Thẩm định dự án xin vay vốn. 1. Mô tả dự án.
- Tên dự án: “ xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái lân – Quảng Ninh”
- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – Ban QLDA công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.
- Địa điểm xây dựng: Trong cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Phường Giếng Đáy – Cái Lân – Quảng Ninh.
- Công suất: 350.000 tấn / năm.
- Quy mô đầu tư: 39 triệu USD – 40 triệu USD - Đơn vị thu xếp vốn: Công ty tài chính tàu thuỷ - Thời gian thực hiện: 02 năm, 2004 và 2005
- Đơn vị thiết kế: Công ty tư vấn đầu tư phát triển xây dựng ( THIKECO) thiết kế lắp đặt thiết bị.
- Đơn vị thẩm định thiết kế và tổng dự toán: Công ty tư vấn dân dụng Việt Nam (VNCC) thẩm định thiết kế, lắp đặt và tổng dự toán.
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là thép tấm cán nóng dùng trong công nghiệp đóng tàu. Thép tấm có kích cỡ như sau: Bề dầy có 3 loại 5 – 12mm và 12-32mm, chiều rộng
tối đa là 3m và chiều dài từ 6 –25m. Các sản phẩm thép tấm này hiện nay Việt Nam đang phải nhập của nước ngoài.
Nguyên liệu chính của nhà máy là phôi dẹt, có thể nhập từ các thị trường Brazil, Nga và Singapore.
Nguồn vốn: Tổng Công ty tàu thuỷ Việt Nam dự kiến huy động vốn đầu tư như sau: Vốn vay trả chậm thiết bị nước ngoài: 28.475.000.00USD
Vốn vay trong nước đầu tư TSCĐ: 3.336.000USD Vốn vay trong nước đầu tư TSLĐ: 12.021.231 USD. Vốn tự có tham gia: 7.653.514USD
(Nhu cầu vốn lưu động ở đây là nhu cầu vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn
định, nhu cầu vốn lưu động ban đầu là 8.540.993 USD).
Thiết bị: Nhà máy sử dụng thiết bị của nhà sản xuất Trung Quốc, do nhà cung cấp “China national machinery anh equipment import anh export corporation”.
Quy trình công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ có tính tự động hoá cao. Nhà máy vận hành với quy trình như sau:
- Phối thép dẹt nhập khẩu về được kiểm tra, nhập kho.
- Phôi thép cần gia nhiệt sẽ được cầu trục cẩu vận chuyển xếp trên sàn và nâng hạ cấp liệu. Máy đẩy thép cấp liệu sẽ đẩy từng phôi thép dẹt xuống đường con lăn, phôi sẽ được chuyển tới con đường con lăn nạp lò, sau đó đẩy nạp từng phôi thép vào lo nung liên tục.
- Phôi thép được nung trong lò theo hai hàng, nhiệt độ từ 11500C – 1250C.
- Phôi thép đã được gia nhiệt nếu đạt yêu cầu công nghệ cán thì được lấy ra bằng máy đặt trên đường con lăn ra lò.
- Phôi thép từ con lăn ra lo chảy thẳng tới con đường con lăn khử vẩy sắt bằng phun nước với áp lực 180 – 180kg/cm2.
- Sau khi khử vẩy sắt đưa sang đường con lăn kéo dài trước máy đảo chiều 4 trục. Những phôi thép dẹt không đạt yêu cầu được chuyển về gian nguyên liệu.
- Sau khi cán xong, thép tấm được con lăn đưa vào máy nắn nóng để làm phẳng bề mặt sau đó đi vào làm nguội, lật, kiểm tra, đi vào tuyến cắt để tiến hành cắt thành phẩm, đưa qua cân, đóng mác, nhập kho.