- Công văn số 558/CVQLNH ngày 13/10/2003 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài.
5. Phân tích tài chính dự án xin vay vốn.
5.1. Kế hoạch sản xuất và doanh thu.
Nhà máy có công suất thiết kế 350.000 tấn SF/ năm. Theo dự kiến nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2006 với mức huy động công suất là 50%, năm 2007 sử dụng công
suất được nâng lên 70% và từ năm 2008 trở đi nhà máy đi vào hoạt động ổn định với mức huy động công suất 80%. Tương ứng với các mức huy động công suất này, sản lượng thép tấm của nhà máy năm 2006 là 175.000 tấn, năm 2007 là 245.000 tấn và từ nă 2008 trở đi là 280.000 tấn.
Về giá bán và giá trị sản lượng: Trong dự án dự kiến giá bán sản phẩm chính là 375 USD/tấn, tương ứng với mức giá này, từ năm 2008 trở đi nhà máy có giá trị sản lượng thép tấm khoảng 1.633 tỷ đồng (tương đương 105 triệu USD theo tỷ giá 15.550 VNĐ/USD)
Ngoài sản phẩm chính là thép tấm, nhà máy còn thu được các sản phẩm gồm thép phế phẩm và vảy cán. Theo dự kiến, từ năm 2008 trở đi, giá trị của sản phẩm phụ đạt 60 tỷ VNĐ.
Như vậy, theo dự kiến của dự án, nhà máy hoạt động ổn định với mức huy động công suất là 80% và có giá trị doanh thu hàng năm 1.396 tỷ VNĐ, tương đương 108,9 triệu USD. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng đây là dự án dài hạn, vòng đời là trên 10 năm và do vậy giá thép tấm thành phẩm ( tính theo VNĐ) cũng như tỷ giá hối đoái sẽ nhiều biến động. Doanh thu của dự án tính theo USD dẽ chịu nhiều tác động của sự thay đổi tỷ giá. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với dự án, vì nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là vốn vay ngoại tệ ( USD) của trong nước cũng như ngoài nước ( Trung Quốc).
5.2. Đầu tư cơ bản, tài sản cố định và khấu hao.